Được đứng trên giảng đường, dạy từng câu từng chữ, dõi theo sự trưởng thành của các em học trò là hạnh phúc giản dị đối với người Thầy, người Cô.
Căn bệnh ung thư quái ác mà cô giáo Trương Thị Lê 46 tuổi, Điện Biên không may mắc phải vẫn không ngăn nổi sự nhiệt huyết và lòng yêu nghề.
Cô Lê (ngoài cùng bên trái) bị ung thư vú.
Câu chuyện về hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư của Cô Trương Thị Lê 46 tuổi, quê tại Điện Biên được nhiều người biết đến và cảm phục.
Cuộc sống của cô có thể nói là bình dị, hạnh phúc bên chồng và 2 người con, ngày ngày cô đến lớp giảng bài, trò chuyện cùng các học trò, chiều đến hết giờ giảng cô về nhà đảm đương vai trò của người vợ, người mẹ, tối đến khi mọi thứ xong xuôi, cô lại bắt đầu với những trang giáo án bằng tất cả tâm tư, lắng đọng trong từng câu, từng bài giảng. Cho đến một ngày mà cô Lê suy sụp khi nghe tin mình bị ung thư thì mọi thứ sụp đổ.
Cô Lê kể, tháng 4/2019, tờ kết quả chẩn đoán ung thư vú trên tay cô rơi xuống cùng với hàng nước mắt lăn dài.
Là nhà giáo, cô kể lúc đầu không quá hoang mang về căn bệnh này cũng nhưng không tránh khỏi sự hụt hẫng, lo lắng khi không may mình là người mắc bệnh.
Được các bác sĩ giải thích và động viên, quyết tâm điều trị, tuân thủ theo phác đồ thì kết quả sẽ khả quan hơn nhưng cô dù lạc quan hơn đôi phần thì cũng không thể dấu những tâm tư trong lòng.
Cô vẫn hằng ngày điều trị tại Bệnh viện K, cũng là ngần ấy thời gian nhớ về học trò, trường lớp.
Cô vẫn hàng ngày điều trị tại Bệnh viện K, cũng là ngần ấy thời gian nhớ về học trò, trường lớp.
“Tôi không sợ phải điều trị bệnh mất nhiều thời gian, tôi sợ nhất là lâu không về đứng lớp giảng bài, trò nó nhớ lắm ......Tôi khóc, khóc vì thương cho số phận của mình, khóc vì hạnh phúc khi kể về những đứa trẻ hằng ngày vẫn gọi mình là mẹ Lê”, cô Lê chia sẻ.
13 năm công tác ở Trường Tiểu học số 1 Pá Khoang, cô Lê đã dạy dỗ bao thế hệ học trò, hàng tháng cô cứ đi truyền hóa chất về là ngày hôm sau sẽ lên lớp giảng bài luôn....
Khi học trò hỏi cô có mệt không, vì sau khi truyền điều trị xong sẽ không đủ sức khỏe để đi dạy?, cô tươi cười: “Mệt cũng phải cố, học trò nó mong cô lắm”.... Đến lớp đứa thì “A mẹ Lê dạy rồi”, “Cô giáo mình về rồi”... “Cô ơi hôm qua bạn bắt nạt con..”; “Cô ơi cô, cô đi dạy nhiều vào nhé, cô không đi các bạn nam hay đá cầu riêng với nhau, không cho chúng con chơi cùng nên bọn con phải chơi nhảy dây suốt....”.
Cười trong nước mắt, cô Lê bảo:“Thế bảo sao không yêu, không nhớ tụi nhỏ được”. Mỗi đứa trẻ là một câu chuyện, một hành trình mà dù ít hay nhiều, cô cũng là người đồng hành, dù hay hay dở thì cô cũng dùng tấm lòng yếu nghề, mến trẻ của mình để dạy dỗ, uốn nắn chúng”.
Năm 2018 cô chủ nhiệm chính lớp 3A2 với 24 học sinh, hiện giờ do đang điều trị bệnh nên nhà trường tạo điều kiện để cô dạy các môn chuyên và cùng một giảng viên khác sẽ chủ nhiệm lớp. 2 ngày nữa là đến ngày Nhà giáo Việt Nam, điện thoại cô một lát lại rung lên bởi những tin nhắn, cuộc gọi chúc mừng, động viên của đồng nghiệp, phụ huynh và học trò.
Sau khi truyền 8 đợt hóa chất, cô đã được các bác sĩ khoa Ngoại vú phẫu thuật thành công, giờ cô đang tiếp tục hành trình với 30 mũi xạ.
Ước mong lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại của cô không dành cho bản thân, mà dành cho đồng nghiệp, cho học trò của mình.
“Chỉ mong giờ xạ trị xong được quay về trường để cùng các Thầy, Cô khác dạy dỗ, bảo ban tụi nhỏ. Thời gian qua, mọi người vất vả nhiều vì phải thay cô lên lớp mỗi khi cô điều trị. Quan trọng nhất là được về bên mấy đứa nhỏ - lứa học trò mà cô mãi mãi yêu thương”, cô Lê nói.
Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò tri ân tới thầy cô giáo của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ngày Nhà...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.