10. Đài Loan: 151.662 tấnĐài Loan có vẻ không quá bận tâm tới những chương trình phát triển tàu sân bay trong thời điểm hiện tại (tàu sân bay là trọng tâm phát triển lượng hải quân tầm xa). Điều quan trọng đối với Đài Loan là tự vệ ngay trên vùng biển đảo mình.
Đài Loan hiện đang sở hữu 4 tàu khu trục nhỏ và lượng lớn tàu khu trục hạng nhẹ có khả năng bao vây, kìm chặt những kẻ xâm lược trong vùng vịnh.
9. Italia: 173.549 tấn
Người
Italia sở hữu một vài tàu sân bay nhưng khá nhỏ, trong đó con tàu Guiseppe Garibaldi đã trên 30 tuổi.
Quân đội Italia có một hạm đội hỗn hợp gồm các loại tàu khu trục, chiến hạm hạng nhẹ, tàu ngầm và tàu chiến đổ bộ. Căn cứ hải quân Italia nằm rải rác quanh bờ biển đầy nắng Mediterranean.
8. Hàn Quốc: 178.710 tấnHàn Quốc luôn chú trọng trong việc duy trì một lực lượng hải quân có quy mô và hiện đại trong bối cảnh những căng thẳng với Triều Tiên. Với GDP lớn trên 1 tỉ USD, Hàn Quốc hoàn toàn khả năng để phát triển hải quân tầm xa vào năm 2020.
Với sự giúp sức của đồng minh Mỹ, Hàn Quốc đang trên con đường tiến tới mục tiêu với một lực lượng hải quân đáng tự hào gồm hàng tá tàu trục khu lớn và đội tàu ngầm tấn công nhỏ.
7. Ấn Độ: 317.725 tấnVới trên 300.000 tấn trọng tải tàu biển, hải quân Ấn Độ là lực lượng đáng gờm. Hai chiến tàu sân bay INS Viraat (28.700 tấn) và INS Vikramaditya (45.400 tấn) cho thấy phần nào tham vọng trở thành một cường quốc quân sự của nước này.
Hải quân Ấn Độ cũng đặt mục tiêu trở thành lực lượng tầm xa vào năm 2020. Ấn Độ thường tham gia các cuộc diễn tập quốc tế và từng cử quan sát viên đến Rim of the Pacific (RIMPAC) năm 2012 nơi hội tụ 42 đội tàu hải quân từ khắp thế giới.
6. Pháp: 319.195 tấnPháp sở hữu một trong những lực lượng hải quân lâu đời nhất thế giới. Hiện, hải quân Pháp đang ngày càng quan tâm hơn tới việc giữ gìn hòa bình và duy trì ổn định toàn cầu.
Lực lượng hải quân Pháp được dẫn đầu bởi tàu sân bay Charles de Gaulle có khả năng chuyên chở tới 42.000 tấn.
5. Hoàng gia Anh: 367.850 tấnSức mạnh của hải quân hoàng gia chính là nguyên nhân chính giúp nước Anh xây dựng và củng cố đế chế hùng mạnh suốt thời kì Nữ hoàng Victoria. Với lực lượng hải quân lớn nhất và hùng mạnh nhất đồng nghĩa với việc Anh có thể vượt biển khắp các châu lục.
Hải quân hoàng gia Anh ngày nay đã hiện diện tại nhiều điểm nóng trên toàn cầu. Người Anh đang xây dựng hai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales. Những con tàu này sẽ nặng khoảng 70.000 tấn và sẽ tiên phong trong việc mở rộng hải quân nước này trong suốt nửa đầu thế kỉ 21.
Ngoài ra, người Anh còn duy trì sự hiện diện của những tàu ngầm lớn bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard.
4. Nhật Bản: 413.800 tấnLực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) đang tiến gần hơn tới mục tiêu của mình, đặc biệt khi tham gia chống lại các mối đe dọa của hải tặc Somalia.
Những căng thẳng gần đây trong quan hệ giữa các nước láng giềng khiến Nhật càng phải xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh và hiện đại.
Hiện Nhật Bản có vài chiếc tàu sân bay trực thăng và rất nhiều tàu khu trục khác. Ngoài ra, JMSDF còn mở rộng lực lượng tàu ngầm và những chiến tàu lớn có thể xem vào hàng bậc nhất thế giới.
3. Trung Quốc: 708.086 tấn
7 lực lượng hải quân kể trên đều không thể so sánh được với lực lượng hải quân của Trung Quốc, trong đó sự tập trung được đặt nhiều nhất vào sức mạnh của tàu ngầm.
Hải quân Trung Quốc có trên 50 tàu ngầm thông thường và 13 tàu ngầm hạt nhân. Trung Quốc hiện có khoảng 290.000 người làm việc trên 500 chiếc tàu hải quân.
2. Nga: 845.730 tấnHạm đội Biển Bắc từng hoạt động với trên 200 tàu ngầm. Kể từ năm 1992, hải quân Nga kế thừa lượng lớn tàu chiến của lực lượng hải quân hùng mạnh và quyền uy Xô Viết cũ.
Trong những năm gần đây, Nga đã tăng cường chi tiêu quân sự cùng với sự cải thiện nền kinh tế và có kế hoạch xây dựng những nhóm tàu sân bay mới.
1. Mỹ: 3.415.893 tấnMỹ có 10 nhóm tàu sân bay, hàng tá tàu khu trục, 22 tàu tuần dương (trong ở vị trí thứ 2 Nga sở hữu 5 chiếc) và một lực lượng tàu ngầm lớn hiện đại. Lực lượng hải quân Mỹ bao gồm 320.000 người.
Mỹ cũng là chủ sở hữu của các tàu chiến lớn nhất thế giới. Các tàu sân bay Nimitz nặng khoảng 100.000 tấn mỗi chiếc, cùng với tàu hộ tống có thể hoạt động như một "lực lượng hải quân mini". Nhờ đó, Mỹ có khả năng hoạt động ở bất kỳ vùng biển và đại dương nào trên toàn cầu. Chỉ cần một trong số những tàu sân bay này Mỹ cũng có thể đứng trong top 16 lực lượng hải quân "nặng ký" nhất, hơn cả hải quân hoàng gia Australia với 98.426 tấn.
Người đưa tin (Theo Người đưa tin)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.