Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Với độ cao trên 700m, Thiên Cấm Sơn (hay núi Cấm) là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn (tỉnh An Giang). Cúng chính vì nhờ khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, nên cây trái ở đây phát triển xanh tốt, ít bị sâu bệnh. Trong đó, sầu riêng núi Cấm thì khó nơi nào có thể sánh bằng.
Hằng năm, khi mùa mưa đến cũng là thời điểm núi Cấm vào mùa trái cây. Các loại trái cây ở đây từ lâu nổi tiếng có vị ngon, ngọt tự nhiên, mang hương vị đặc trưng so với những nơi khác.
Khác với sầu riêng ở miệt đồng bằng, những trái sầu riêng trồng ở Núi Cấm (An Giang) được trùm trong lồng sắt trông khá lạ mắt. Điểm đặc biệt này khiến nhiều du khách sẽ tỏ ra thích thú và bất ngờ khi có dịp ghé thăm.
Ông Trần Hoàng Anh (ngụ huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), cho biết: "Khoảng năm 2000, tôi trồng rất nhiều loại cây. Trong đó có quýt, nhưng loại cây này thường thu hoạch vài năm cây lại hư, nên tôi mới có ý tưởng trồng xen một vài gốc sầu riêng như dưới đồng bằng xem sao. Sau khi trồng, tôi thấy cây cũng đạt, nhưng một số trái bị sóc ăn nhiều. Từ đó, tôi mới nghĩ ra cách làm cái để bao trái".
Chủ nhân của vườn sầu riêng có trái được bao bằng lồng sắt cho biết, với lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng, hầu như các giống sầu riêng ở đây, từ sầu riêng núi (hay sầu riêng rừng), cho đến sầu riêng Monthong, Ri6,….tất cả điều sinh trưởng và phát triển tốt. Trong quá trình trồng, bà con không cần phải tốn nhiều công chăm sóc hay chi phí sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Thay vào đó, trái cây thường xuyên lại bị sóc, nhen phá hoại,… khiến giá bán khá rẻ, nhiều hộ phải chặt bỏ. Tận dụng phần tôn cũ, cùng miếng lưới sắt có sẵn tại nhà, chủ vườn này đã sáng tạo ra những chiếc lồng hữu ích.
Được trồng tại các sườn núi xen lẫn đất đá, nên sầu riêng ở đây thường mất từ 5-10 năm cây mới cho trái. Cây bắt đầu ra hoa từ tháng 11 (âm lịch) và kéo dài đến tháng 4 năm sau mới bắt đầu thu hoạch. Với kinh nghiệm của mình, hễ quan sát thấy sầu riêng vừa già, nhà vườn sẽ dùng lồng sắt bao xung quanh để bảo vệ trái cho đến khi chín. Kích thước của mỗi lồng tương ứng với số trái, có thể 60cmx60cm, thậm chí là lớn hơn để bao trùm 3-4 trái.
Nếu như ở đồng bằng, khi sầu riêng vừa già nhà vườn có thể thu hoạch để bán, nhưng ở đây để thưởng thức được trái sầu riêng, phải chờ cho đến khi trái chín rụng. Lúc này, chiếc lồng sắt cũng là dụng cụ hữu hiệu nâng đỡ giúp trái không bị rơi xuống vách núi.
"Đặc điểm nổi bật của sầu riêng vùng này là thổ nhưỡng ở đây phù hợp, mùi vị ăn ngon hơn cả dưới đồng bằng. Thứ 2 là sầu để già rồi rụng tự nhiên chứ không bẻ như những nơi khác. Mỗi ngày rụng vài trái rồi đem đi bán chứ nó không rụng đồng loạt. Bên cạnh đó, cây có tỉ lệ đậu trái cao, lại to. Trái sầu riêng trung bình từ 5-6kg chiếm 60%, trái 2kg chiếm khoảng 30%. Đặc biệt có khoảng 10% trái từ 10kg trở lên", ông Anh chia sẻ.
Sầu riêng ở núi cầm bình quân mỗi cây cho từ vài chục đến cả 100 trái, với trọng lượng từ 4-5 kg/trái. Sở hữu 30 gốc sầu riêng trồng trong diện tích 20 công đất vườn, sau khi trừ chi phí ông Anh bỏ túi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Cùng với vị ngon, ngọt tự nhiên, mang hương vị đặc trưng so với những nơi khác, tất cả đã làm nên thương hiệu sầu riêng núi Cấm khó nơi nào sánh bằng. Dù giá bán khá cao, và luôn giữ ổn định ở mức khoảng 100.000đồng/kg nhưng số lượng không đủ để bán, nhiều khách hàng muốn mua được trái tại gốc phải đặt trước có khi cả tháng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.