30 việc về quản lý lao động doanh nghiệp phải lưu ý thực hiện

Thứ bảy, ngày 28/07/2018 19:01 PM (GMT+7)
Vấn đề quản lý về lao động hiện là một trong những nội dung rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là 30 nội dung mà doanh nghiệp cần phải lưu ý.
Bình luận 0
STT Hoạt động Nội dung Căn cứ hướng dẫn
1 Khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) hoặc sở LĐTBXH nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện Khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH (Thông tư 23); Khoản 1 Điều 8 Nghị định 03/2014/NĐ-CP (Nghị định 03)
2 Lập và sử dụng sổ quản lý lao động Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải lập sổ quản lý lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện Điều 7 Thông tư 23
3 Thực hiện việc báo cáo định kỳ tình hình sử dụng, thay đổi về lao động Định kỳ 6 tháng và hàng năm người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng LĐTBXH hoặc Sở LĐTBXH (đối với NSDLĐ thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện trước ngày 5.6 và ngày 5.12 hàng năm Điểm d Khoản 2 Điều 6 của Bộ luật lao động 2012; Khoản 2 Điều 8 Nghị định 03; Khoản 2 Điều 6 Thông tư 23
4 Xây dựng và thông báo thang lương, bảng lương Doanh nghiệp phải xây dựng và gửi thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, định mức lao động Điều 93 của Bộ luật lao động 2012; Chương III Nghị định 49/2013/NĐ-CP (Nghị định 49)
5 Xây dựng định mức lao động Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng định mức lao động để làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương và chi trả lương cho NLĐ Điều 93, Điều 188 Bộ luật lao động 2012; Điều 8 Nghị định 49
6 Xây dựng và đăng ký Nội quy lao động Doanh nghiệp sử dụng từ 10 NLĐ trở lên thì phải có Nội quy lao động bằng văn bản theo quy định Điều 119, Khoản 1, Khoản 2  Điều 120 của BLLĐ 2012; Chương V Nghị định 05/2015/NĐ-CP (Nghị định 05); Chương III Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH
7 Xây dựng và ban hành Quy chế dân chủ cơ sở Doanh nghiệp phải xây dựng Quy chế dân chủ cơ sở, Quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ cũng như của doanh nghiệp Nghị định 60/2013/NĐ-CP
8 Xây dựng và thông báo Thỏa ước lao động của doanh nghiệp Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết  thỏa ước lao động tập thể, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo về nội dung thỏa ước của mình với Sở LĐTBXH nơi doanh nghiệp đặt trụ sở Chương V của Bộ luật lao động 2012; Chương III Nghị định 05; Điều 3 Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXH
9 Thành lập công đoàn cơ sở trong công ty

Khi có ý nguyện thành lập Công đoàn tại DN thì NLĐ sẽ phải tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn tại DN. DN phải hực hiện thủ tục thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở của DN theo quy định.

Khoản 1, Khoản 3 Điều 189 Bộ luật lao động 2012; Điều 5 Luật Công đoàn 2012
10

Thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng, thủ tục cấp, cấp lại giấy phép lao động và thực hiện các chế độ báo cáo

Trường hợp doanh nghiệp có sử dụng NLĐ nước ngoài thì có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng NLĐ nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà NLĐ Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nghị định 11/2016/NĐ-CP; Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH

11 Báo cáo tình hình thay đổi về lao động

Định kỳ 6 tháng và hằng năm, DN phải gửi Báo cáo tình hình thay đổi về lao động đến Phòng LĐTBXH (hoặc Sở LĐTBXH đối với các DN thuộc khu công nghiệp) nơi mình đặt trụ sở, chi nhánh và văn phòng đại diện trước ngày 15.6 và ngày 15.12 hằng năm

Khoản 4 Điều 6 Thông tư 23; Khoản 4 Điều 8 Nghị định 03

12

Tham gia và đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ

Người làm việc theo Hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN

Điều 188 BLLĐ 2012; Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP; Luật BHXH 2014; Quyết định 595/QĐ-BHXHnăm 2017.

13

Đăng ký điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN

Khi có sự thay đổi thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN thì DN phải thông báo bằng văn bản và tiến hành đăng ký điều chỉnh với cơ quan BHXH

Điều 98 Luật BHXH 2014

14

Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc

Định kỳ mỗi 3 tháng, NSDLĐ phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc với những NLĐ

Chương V BLLĐ 2012; Nghị định 60/2013/NĐ-CP

15

Ban hành Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ

Doanh nghiệp cần xây dựng và ban hành Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Nội dung này nằm trong quy chế lao động của công ty. Cần lưu ý là phải có nội dung này thì mới có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ theo Khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012

Khoản 1 Điều 12 Nghị định 05

16

Trích nộp kinh phí công đoàn trong Công ty

Hàng tháng, khi DN đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì cũng phải đóng kinh phí Công đoàn. Đây là nghĩa vụ của DN, không phân biệt là DN đã có hay chưa có tổ chức Công đoàn.

Căn cứ Điều 5 và Khoản 2 Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP

17

Khai báo tai nạn lao động khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động

Khi doanh nghiệp xảy ra sự cố, tai nạn lao động gây chết người hoặc làm bị thương nặng từ 2 người trở lên, doanh nghiệp phải ngay lập tức khai báo với Thanh tra Sở LĐTBXH nơi xảy

Khoản 1 Điều 34 Luật ATVSLĐ 2015; Điều 10 Nghị định 39

18

Thống kê, báo cáo tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng tại đơn vị (nếu có);

NSDLĐ phải thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng tại cơ sở của mình và định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, báo cáo phải gửi trước ngày 5.7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10.1 năm sau đối với báo cáo năm

Khoản 1 Điều 36 Luật ATVSLĐ 2015; Khoản 1 Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP

19

Thống kê báo cáo về bệnh nghề nghiệp

Hằng năm, NSDLĐ phải báo cáo, thống kê về phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế cấp tỉnh để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế

Khoản 2 Điều 37 Luật ATVSLĐ 2015

20

Theo dõi, quản lý, khai báo về việc sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Trong khoảng thời hạn 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng, doanh nghiệp loại máy, thiết bị và vật tư với Sở LĐTBXH nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Điều 30, Điều 31 Luật ATVSLĐ 2015; Điều 16 Nghị định 44/2016/NĐ-CP; Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH

21

Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ và thông báo cho NLĐ về kết quả khám sức khỏe của họ đồng thời lưu trữ các hồ sơ đó đầy đủ để xuất trình khi được yêu cầu từ phía cơ quan có thẩm quyền

Điều 21 Luật ANVSLĐ năm 2015

22

Bố trí cán bộ làm công tác An toàn vệ sinh lao động chuyên trách

Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà NSDLĐ phải bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc thành lập bộ phận quản lý công tác ATVSLĐ tại cơ sở

Điều 72 Luật ATVSLĐ; Điều 36 Nghị định 39

23

Bố trí cán bộ làm bộ phận y tế

Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế chịu trách nhiệm chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động

Điều 73 Luật ATVSLĐ ; Điều 37 Nghị định 39

24

Thực hiện bồi dưỡng hiện vật cho người làm trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại (nếu có)

NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được NSDLĐ bồi dưỡng bằng hiện vật.

Điều 24 Luật ATVSLĐ 2015; Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH

25

Rà soát, phân loại và tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ

NSDLĐ tổ chức huấn luyện cho NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ANVSLĐ và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này

Điều 14 Luật ATVSLĐ 2015, Điều 17 Nghị định 44.

26

Lập hồ sơ quản lý sức khỏe NLĐ, hồ sơ vệ sinh lao động

Hồ sơ quản lý sức khỏe NLĐ gồm:

- Hồ sơ sức khỏe cá nhân của NLĐ;

- Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả NLĐ đang làm việc tại cơ sở lao động

Thông tư 19/2016/TT-BYT

27

Thực hiện cấp phát, theo dõi phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ

NLĐ làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được NSDLĐ trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

Điều 23 Luật ATVSLĐ 2015; Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH

28

Xây dựng nội quy ATVSLĐ của doanh nghiệp cho từng khu vực làm việc

NSDLĐ căn cứ pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về ATVSLĐ và điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, lao động để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm ATVSLĐ

Điều 15 Luật ATVSLĐ 2015

29

Xây dựng kế hoạch triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ

Tháng hành động về ATVSLĐ được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 31.5 hằng năm.

Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ được tổ chức vào 1 ngày trong khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 10.5 hàng năm.

Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH

30

Xây dựng và thực hiện kế hoạch CTVSLĐ hằng năm; Biện pháp làm việc an toàn cho từng loại công việc; Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; Đánh giá rủi ro về ATVSLĐ; Phương án xử lý sự cố kĩ thuật gây mất ATVSLĐ nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp

NSDLĐ phải tổ chức đánh giá và hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.

Điều 18, 76, 77, 78 Luật ATVSLĐ 2015.

Anh Tú (Thukyluat.vn)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem