Làm báo cùng Dân Việt: Chống dịch Covid-19 ở Nhật như thế nào?

Thu Hiền (từ Osaka, Nhật Bản) Thứ tư, ngày 11/03/2020 14:56 PM (GMT+7)
Trong dịch Covid-19, tôi tin là không chỉ có bản thân mà rất nhiều người Việt đang sinh sống tại Nhật cảm thấy vô cùng ghen tỵ với người dân ở Việt Nam lúc này.
Bình luận 0

Tại Việt Nam, cả thành phố lớn có một người phát hiện nhiễm dịch Covid-19 ngay sáng hôm sau có danh sách cả mấy chục, mấy trăm người tiếp xúc trực tiếp gián tiếp với bệnh nhân. Bệnh nhân nhiễm Covid-19 ngay lập tức được mang đi cách ly y tế, các y bác sỹ tận tình chăm sóc, cả khu phố được tẩy trùng và cung cấp lương thực miễn phí.

Ở Nhật - nơi tôi đang sống và làm việc, thì sao? 

Cả thế giới đều biết người Nhật vô cùng cẩn thận và luôn có các đối sách hiệu quả, kịp thời trước mọi thảm họa. Nhưng các bạn ạ, tôi đang ở Osaka và cảm nhận Chính phủ không có đối sách gì đặc biệt trước đại dịch Covid-19, ngoài tuyên truyền các cách tự phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh và số điện thoại tư vấn tại địa phương khi có triệu chứng.

Đừng so sánh chống dịch ở Việt Nam và thế giới - Ảnh 1.

Người dân ở Osaka xếp hàng chờ mua khẩu trang phòng chống dịch Covid-19 tại TP Osaka, Nhật Bản sáng 11/3

Đồng thời, không có chuyện Chính phủ công khai tên, địa chỉ người bị nhiễm và nghi nhiễm dịch Covid-19 cho tất cả mọi người cùng biết.

(Điều này tôi cũng có cái hay, bởi mấy ngày hôm nay lên mạng thấy cộng đồng mạng ở Việt Nam chỉ trích một cách thậm tệ các bệnh nhân dù họ đúng hay sai. Đây là điều không nên).

Bên cạnh đó, cũng không có chuyện cơ quan chức năng đến tận khu phố bệnh nhân để phun thuốc diệt khuẩn, không có chuyện cách ly y tế và không phải cứ có triệu chứng Covid-19 là được xét nghiệm đâu.

Người Nhật cho rằng, bệnh dịch dù có xảy ra vẫn phải giữ được nhịp sống thường nhật, vẫn phải phát triển kinh tế…, thế nên động thái lớn nhất của Chính phủ trước đại dịch là yêu cầu đóng cửa các trường tiểu học. Quyết sách vừa đưa ra dân tình ầm ầm phản đối, cho rằng Chính phủ đang phản ứng thái quá.

Họ cho rằng, cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19 là cuộc chiến trường kỳ, cần nhiều nguồn lực, các công ty vẫn cần cố gắng duy trì hoạt động, bệnh viện không phung phí giường bệnh, thuốc xét nghiệm, và sức lực y tá, bác sỹ.

Chính phủ yêu cầu người dân khi có triệu chứng nghi ngờ không ngay lập tức đến bệnh viện, mà tự ở nhà theo dõi 4-5 ngày, có đến bệnh viện họ cũng không xét nghiệm cho ngay đâu. 

Kể cả xét nghiệm ra dương tính, người dân cũng không ngay lập tức được mang đi cách ly mà hẹn ngày sẽ nhập viện và dặn dò về nhà tự cách ly, vì ở bệnh viện còn nhiều bệnh nhân nguy kịch cần được ưu tiên. 

Cho nên ở tỉnh Aichi mới có trường hợp người đàn ông dương tính với  virus corona đi vào quán rượu nhậu nhẹt và có khả năng lây sang cả trăm người. Ở Osaka có trường hợp cô y tá có triệu chứng sốt mà không đeo khẩu trang đi xem liveshow ca nhạc, lây sang hàng chục người khác. Ở Yokohama có trường hợp người đàn ông 70 tuổi ho, sốt mà còn đi tập gym và tiếp xúc 1406 người.

Người Nhật có sợ Covid-19 không, tôi khẳng định là có sợ! Bằng chứng là người dân Nhật xếp hàng mua hàng hóa tiêu dùng, xếp hàng từ sáng mua khẩu trang, ...

Nhưng họ xác định tinh thần là dịch bệnh sẽ có lúc lên cao trào, điều đó là khó tránh khỏi, con người chỉ có thể cố gắng làm chậm sự lây lan trong khi chờ có vaccine phòng bệnh.

Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng đang tích cực tuyên truyền nhau các cách phòng tránh virus: Không nắm tay vào tay nắm trên tàu điện, đặt lọ xịt tay diệt khuẩn ngay cửa nhà để khi đi ra ngoài về không mang theo virus vào nhà, thường xuyên sát khuẩn điện thoại di dộng, hướng dẫn nhau cách làm khẩu trang từ giấy ăn, từ vải, ...

Các bạn ạ, khi ở Việt Nam, các bạn được Cchính phủ quan tâm, lo lắng một cách đặc biệt như hiện nay, các bạn hãy thiện chí hợp tác, khai báo y tế trung thực đầy đủ, đó cũng chính là cách tự bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội!

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem