Ngày Nhà giáo Việt Nam còn có cách gọi khác là Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ học trò và toàn xã hội bày tỏ sự yêu mến, tri ân tới các thầy cô giáo, những người đang ngày đêm miệt mài bên trang giáo án vì sự nghiệp trồng người.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 có từ bao giờ?
Năm 2018 là tròn 36 năm kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Vậy lịch sử của ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 như thế nào?
Theo báo Giáo dục Việt Nam - Cơ quan chủ quản: Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam , năm 1946, tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Parii, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.
Ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" lần đầu tiên được tổ chức ở nước ta vào ngày 20.11.1958 tại các tỉnh miền Bắc. Ảnh minh họa.
Nội dung của bản Hiến chương các nhà giáo là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.
Tổ chức FISE đã có nhiều đống góp cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc Việt Nam. Đó là lên tiếng tố cáo những âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.
Đầu năm 1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tham dự Hội nghị kết nạp Công đoàn Giáo dục của tổ chức FISE.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22.7.1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30.8.1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" lần đầu tiên được tổ chức ở nước ta vào ngày 20.11.1958 tại các tỉnh miền Bắc.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, hai miền Bắc - Nam thống nhất ngày lễ 20.11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
Ngày 28.9.1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Theo Quyết định ngày 20.11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Clip: Xúc động về tình thầy trò. Nguồn: Youtube. Biên tập: By
Ngày 20.11.1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
Ý nghĩa lịch sử Ngày Nhà giáo Việt Nam
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu chúng ta đã khẳng định vai trò vô cùng to lớn của giáo dục: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây; vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Đồng thời, Người cũng từng dành những lời tốt đẹp nhất tặng cho các thầy cô giáo như: "Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang". (Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, tập 11, tr.331-332).
Ngày 20.11 trở thành Nhà giáo Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm, coi trọng của Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đối với sự nghiệp giáo dục.
Đây trở thành ngày lễ trọng với thầy cô giáo. Đây cũng là dịp các thế hệ học sinh bày tỏ lòng biết ơn, sự yêu mến, tri ân đối với các thầy cô - những người lái đò thầm lặng trên dòng sông tri thức. Trong tháng 11 nhiều hoạt động thi đua dạy và học được tổ chức để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, đặc biệt, vào ngày chính lễ, các trường học có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.