Những lưu ý để độc tố không sinh ra từ góc bếp nhà bạn

Huệ Tâm (tổng hợp) Chủ nhật, ngày 12/06/2016 13:00 PM (GMT+7)
Quá trình bảo quản không đúng cách sẽ khiến các độc tố vốn tiềm ẩn trong rau, củ, quả phát triển khiến chúng từ thức ăn dinh dưỡng thành liểu thuốc độc nguy hiểm nghiễm nhiên xuất hiện trên mâm cơm gia đình bạn.
Bình luận 0

Nấm, sắn, măng với độc tố cyanogenic

Cyanogenic glycoside (hay còn gọi là độc tố xycanua), đã được phát hiện trong hơn 2.500 loài thực vật khác nhau, có vai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ cây không bị tấn công bởi các loài ăn thực vật do có vị đắng và có tính độc.

img

Bản thân hợp chất này không gây độc nhưng khi bị thủy phân bởi enzym glucosidase trong ruột người hoặc chính trong các mô của thực vật sẽ sinh ra glucose, aldehyde hoặc ketone và hydrogen cyanide (HCN) – một chất cực độc với cơ thể.

Ở người, các dấu hiệu lâm sàng khi nhiễm độc xyanua cấp tính là chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi chân tay, đi không vững, ù tai, nôn mửa… nặng hơn là co giật, giảm huyết áp, tăng nhịp tim, suy hô hấp…

Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người là 1 mg/kg thể trọng. Như vậy, người lớn ăn khoảng 50 – 60 mg HCN (tương đương khoảng 200g măng tươi chưa luộc) có thể tử vong.Để loại bỏ độc độc tố này, khi chế biến bạn hãy cách ngâm củ sắn và măng trong nước một thời gian dài. Sắn cần nấu chín trước khi ăn, măng thì phải luộc nhiều lần trong nước muối để loại bỏ chất độc.Riêng nấm, trước khi chế biến phải loại bỏ hết những cây nấm có thân và mũ bị mốc xanh, mốc đỏ, ngâm trong nước muối rồi mới đem nấu.

Củ cải trắng với độc tố furocoumarins

img

Loại thực phẩm có chứa nhiều độc tố này chính là củ cải trắng. Vỏ củ cải trắng chứa một lượng lớn độc tố này, nếu ăn phải sẽ gây ra đau dạ dày, rát bỏng trên da và nổi mề đay ở mặt, đùi.Bạn có thể hóa giải chất độc này bằng cách nấu kỹ củ cải.

Đậu đỏ, đậu tây với độc tố lectin

img

Độc tố này có trong hạt đậu đỏ, đậu tây với một lượng khá cao, chỉ cần nhai sống 4 - 5 hạt sẽ bị nôn mửa, choáng váng. Cần nấu chín kỹ những thực phẩm này trước khi ăn để hóa giải độc tố.Khoai môn, khoai lang với độc tố glycoal-kaloidNgay cả khi nấu chín, Glycoal –kaloid vẫn còn tồn tại trong thực phẩm với tỷ lệ 1.5 - 3%.Nếu ăn phải thực phẩm chứa độc tố này sẽ có nguy cơ viêm loét đường ruột, tắc nghẽn kinh mạch. Bởi vậy khi chế biến cần loại bỏ những củ khoai bị hỏng, bị hà, có vị đắng, ngả màu tím thâm...

Gừng tươi bị dập nát với độc tố Safrole

img

Khi lựa chọn gừng tươi, bạn nên chọn loại gừng có màu sáng, bề mặt ngoài nhẵn, không vết xước, không dập nát biến chất. Vì gừng tươi bị dập nát sẽ rất dễ tạo thành chất safrole. Safrole là một loại độc tố mạnh. Khi con người ăn vào dễ khiến tế bào gan trúng độc, tổn hại đến chức năng gan.

Cà chua xanh với độc tố Solanum nigrum

img

Ăn cà chua chín rất tốt, giúp làm đẹp da và được các chị em ưa thích. Tuy nhiên, cà chua chưa chín chứa chất Solanum nigrum – một loại chất độc. Sau khi ăn phải chất Solanum, người ăn bị trúng độc sẽ xuất hiện hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, chảy nước miếng… Nếu như ăn sống sẽ càng nguy hiểm hơn.

Mộc nhĩ tươi

img

Trong mộc nhĩ tươi chứa chất Porphyrin. Đây là chất nhạy cảm với ánh sáng.Sau khi ăn chất này, người ăn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức. Vì lẽ đó, các bà nội trợ chỉ nên sử dụng mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới đảm bảo sự an toàn cho cơ thể.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem