Những con đường đất lầy lội, những nương bắp nằm treo leo trên các dãy núi đồi, những ngôi nhà lụp sụp hay học sinh phải ngồi học trong lớp trông như túp lều, bao quanh là thưng gỗ, phên tre, nứa… Đó là những ảnh chúng tôi ghi nhận được nơi xã vùng biên Pú Pẩu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, xã đặc biệt khó khăn của huyện.
100% hộ nghèo
Sau hơn 2 giờ đồng hồ di chuyển bằng xe máy, từ trung tâm huyện, chúng tôi đã có mặt tại xã Pú Pẩu. Cả xã có 9 bản, 3 dân tộc sinh sống. Điều dễ nhận thấy là cái nghèo nơi đây luôn hiện hữu.
Con đường đất vào xã chỉ sau trận mưa phùn đầu đông đã trở nên lầy lội, những ngôi nhà thưng gỗ tường tre lúp xúp dọc hai bên đường, các em nhở đến trường phải đi bộ hàng cây số đường đồi đất... Thu nhập chính của người dân chủ nơi đây yếu là dựa vào cây ngô, cây sắn, canh tác trên những ngọn núi cao. Cở sở hạ tầng thiếu đồng bộ nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Lớp học của các em học sinh trông như túp lều, tường rào bằng phên tre, nứa
Trên hành trình về bản Pá Lâu, được một đồng chí cán bộ xã dẫn đường tâm sự: Hầu hết các tuyến đường nội bản vẫn là đường đất, không thuận tiện nên việc trao đổi hàng hóa còn hạn chế. Mặt khác, diện tích đất sản xuất ít, bạc màu nên năng xuất cũng không cao, đời sống của bà con ở đây còn nhiều khó khăn lắm.
Chúng tôi đến nhà anh Sùng Bả Chua, Trưởng bản Pá Lâu đúng lúc anh đi nương về. Vội lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán anh bảo: "Mùa này đang vụ thu hoạch ngô lên nhà nào cũng đi nương hết. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của thời tiết nên năng xuất thấp, trung bình chỉ đạt 2,5 - 3 tấn/ha thôi, mà giá nông sản cũng thấp lắm. Để cải thiện cuộc sống, ngoài việc thâm canh, bà con còn chăn nuôi gia súc. Nhưng do trình độ nhận thức của bà con còn thấp nên làm gì cũng kém hiệu quả, cả bản vẫn 100% là hộ nghèo".
Con đường đến trường của các em học sinh vào ngày mưa lầy lội, đi lại rất khó khăn
Nghèo do đông con
Cán bộ xã cho biết, tỷ lệ hộ nghèo cao không chỉ là thiếu đất sản xuất mà là tỷ lệ sinh con thứ 3 cao. Và như để lý giải, hiểu thêm về vấn đề này chúng tôi tiếp tục hành trình về bản Pá Pao, được biết bản có 53 hộ 38 hộ nghèo trong đó có 24 hộ sinh con thứ 3.
Ông Thào Chự Dua, trưởng bản chia sẻ mỗi nhân khẩu trong bản được chia 1.000m2 đất sản xuất; thu nhập chủ yếu dựa vào cây ngô và lúa nương, nên đời sống của người dân về vật chất và tinh thần chưa được nâng cao. Có tình trạng trên, là do nhận thức của người dân còn thấp lên việc lựa chọn cây trồng, cũng như đầu tư còn hạn chế. Thêm nữa, nhiều hộ có tâm lý sinh nhiều con sẽ giúp được việc nương rãy nên tình trạng này diễn ra khá phổ biến trong bản.
Đến nhà vợ chồng anh Giàng Bả Thọ - Vừ Thị Dợ, nếu không được giới thiệu từ trước tôi không nghĩ vợ chồng anh chị còn ít tuổi vậy, mà đã có tới 6 đứa con. Nhìn anh chị già hơn so với tuổi thực của mình. Anh Thọ và chị Dợ về ở với nhau từ năm 2010 và được gia đình chồng cho ra ở riêng năm 2012.
Sau 7 năm về chung sống, anh chị có với nhau 5 đứa con, đứa lớn mới 6 tuổi, đứa bé nhất hơn 1 tuổi; 7 miệng ăn chỉ trông chờ vào 5.000 m2 lúa nương, 1 ha đất trồng ngô.
Rất ít hộ chăn nuôi gia súc theo hướng tập trung, chủ yếu thả rông gia súc nên hiệu quả chưa cao
Ông Vừ A Sỹ - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Giải quyết những khó khăn, cũng như vướng mắc đó, trước mắt cũng như lâu dài, xã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức; chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc gắn với trồng cỏ; chuyển đổi diện tích đất bạc màu sang trồng cây ăn quả như: xoài, sơn tra, mận…
Đến thời điểm này, xã có 239 con trâu, 1.107 con bò, 1.259 con dê, lợn trên 2 tháng tuổi là 1.629 con và hơn 8.600 con gia cầm. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi. Đồng thời với vận động nhân dân trồng 40 ha cỏ thì sau khi thu hoạch vụ mùa, xã đã chỉ đạo các bản vận động nhân dân thu hoạch dự trữ rơm để làm thức ăn cho vật nuôi trong những ngày đông sắp tới, anh Sỹ chia sẻ.
Bà con Pú Pẩu vẫn còn thói quen nuôi gia súc thả tự nhiên
Vui lòng nhập nội dung bình luận.