Cụ thể, quy định trên có trong Thông tư 35/2017/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 50/2015/TT-BGTVT về quản và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Một trong những quy định mới của thông tư là không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác kể từ ngày 1.12.
Tại Hà Nội, nhiều gầm cầu vượt đang được sử dụng làm bãi đỗ xe. Ảnh IT
Đối với các vị trí gầm cầu đường bộ đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời trước thời điểm 1.12, khi hết thời hạn sử dụng tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng có trách nhiệm hoàn trả hiện trạng ban đầu và bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ.
Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tiếp nhận mặt bằng do tổ chức, cá nhân bàn giao.
Trường hợp hết thời hạn sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng tạm thời không thực hiện hoàn trả, cơ quan quản lý đường bộ xử lý theo thẩm quyền và thông báo cho UBND các cấp để tổ chức cưỡng chế giải tỏa theo quy định.
Trước đó, ngày 19.11 vừa qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam – đơn vị quản lý cao tốc Hà Nội – Hải Phòng phải báo cáo vụ việc dãy nhà hàng kiên cố xây dựng dưới gầm cầu vượt thuộc tuyến.
Dãy nhà hàng xây dựng dưới gầm cầu thuộc tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã bị yêu cầu dỡ bỏ. Ảnh VNN
Cụ thể, một dãy nhà hàng mang tên “Cao tốc gió” rộng vài nghìn m2 đã được xây dựng dưới gầm cầu vượt sông Đa Độ, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu chủ đầu tư tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng báo cáo và phối hợp với Cục Quản lý đường bộ I xử lý, tháo dỡ công trình vi phạm trái phép trên.
Đồng thời, kiểm tra toàn bộ dự án để ngăn chặn, xử lý các vi phạm kết cấu hạ tầng đường cao tốc, không để tái diễn các vi phạm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.