Gặp lại Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) Phạm Duy Hiếu vào một ngày thu Hà Nội thật đẹp và chúng tôi nói với nhau câu chuyện của những người bạn cũ. Biết anh từ những ngày đầu anh đầu quân ABBank năm 2012, nhưng cho đến khi anh rời khỏi Ngân hàng hai anh em mới có một cuộc hẹn lần đầu tiên. Hình như cuộc hẹn đó vào khoảng tháng 5/2017 tại tầng 13 của toà nhà báo Nông thôn Ngày nay trên phố Dương Đình Nghệ, khi anh có việc ra Hà Nội.

Câu chuyện khi đó của hai anh em cũng như hai người bạn, hỏi thăm nhau về cuộc sống, về công việc và cả về lý do anh rời khỏi ABBank. Trước khi rời đi, anh có nói với tôi rằng: "Anh sẽ sớm trở lại với ABBank".

Hôm nay gặp lại, anh đã trở về ngôi nhà An Bình - ABBank, nơi như anh nói là được truyền lửa, và từ đó mà anh nguyện dành cả đời chỉ làm ở ABBank nếu như vẫn làm ngân hàng. 

CEO ABBank Phạm Duy Hiếu: "Tôi nguyện dành trọn tâm huyết cống hiến cho ABBank" - Ảnh 2.

Cơ duyên nào đã đưa anh đến với ABBank?

- Lần đầu tiên đến với ABBank là thời điểm tôi có nhu cầu tìm một công việc phù hợp với hoàn cảnh của mình lúc đó và đã được những người anh, người chị giới thiệu.

Khi đến với ABBank rồi, cơ duyên trở nên sâu sắc hơn bởi đó là một thứ gì đó rất toàn thể chứ không phải chỉ là một sự tiến cử ban đầu hay một nhu cầu nào đó xuất hiện. Bởi vì đó là tính tình, phong cách ứng xử với nhau, đặc biệt trong những tình thế khó khăn… đó mới là thứ giữ tôi ở lại với ABBank và quay lại nhiều lần.

CEO ABBank Phạm Duy Hiếu: "Tôi nguyện dành trọn tâm huyết cống hiến cho ABBank" - Ảnh 3.

Thời điểm ngồi vào "ghế nóng" Tổng giám đốc ABBank lần đầu tiên, anh được coi là CEO trẻ nhất hệ thống ngân hàng thời điểm đó và chưa có kinh nghiệm. Tại sao anh lại được lựa chn?

- Năm đó được bổ nhiệm Tổng giám đốc ABBank chính xác là tôi 34 tuổi. Nhân duyên này không chỉ từ phía tôi mà còn từ phía ban lãnh đạo ngân hàng.

Việc dũng cảm trao trọng trách lớn vào trong tay của người trẻ tuổi không phải ai cũng làm được, không phải ngân hàng nào cũng làm được. Cho nên, chẳng qua tôi là người xuất hiện vào đúng thời điểm đó với những người dũng cảm và sẵn sàng trao trọng trách vào tay người trẻ tuổi nên điều này mới xảy ra.

CEO ABBank Phạm Duy Hiếu: "Tôi nguyện dành trọn tâm huyết cống hiến cho ABBank" - Ảnh 3.

Lúc đó thực sự tôi chỉ có nỗ lực thôi, vì đã bao giờ làm Tổng giám đốc đâu. Cho nên toàn bộ quá trình này của tôi giống như một hành trình trải nghiệm và khám phá.

Đã bao giờ anh tìm hiểu lý do vì sao doanh nhân Vũ Văn Tiền thời điểm đó lại tin tưởng và trao trọng trách lớn lao này cho mình?

- Thời điểm nhậm chức và làm ở ABBank lần đầu tiên tôi không biết, nhưng sau này vì những biến cố gia đình nên phải tạm biệt môi trường này, tôi mới được nghe doanh nhân Vũ Văn Tiền nói lý do vì sao chọn tôi. Đấy là câu nói của anh Tiền lúc tri ân tôi sau ba năm cống hiến ở ABBank nhiệm kỳ đầu tiên.

Cũng vì câu nói này mà tôi nguyện rằng nếu đi làm ở một tổ chức nào đó tiếp theo sẽ không chọn ngân hàng khác. Vì tôi sẽ không thể hạnh phúc khi phải đứng ở phía cạnh tranh với những anh em đồng đội cũ, những người mình đã yêu quý hay người sếp mình đã trân trọng, người đã cho mình cơ hội.

Cho nên nếu còn làm ngành ngân hàng, tôi chỉ làm ở ABBank, không phải là ngân hàng khác. Vì vậy mới dẫn đến nhiệm kỳ hai quay trở lại, rồi sau đó lại tiếp tục là nhiệm kỳ ba.

Lý do những lần anh rời ABBank là gì?

- Lần thứ nhất rời khỏi ngân hàng là lúc đó tôi rất đam mê huấn luyện và đào tạo. Hoàn cảnh của tôi khi đó cũng không toàn tâm toàn ý từng ngày từng tháng, từng giây, từng phút ở trên "chiến trường" vì phải chăm sóc những người thân trong gia đình bị bệnh. Công việc đào tạo sẽ thuận lợi hơn, tôi có thể sắp xếp được thời gian vừa chăm sóc gia đình, vừa làm việc.

Rời khỏi ABBank khi ấy, tôi đã nói với những ABBanker rằng một người ra chiến trường cần phải được rèn luyện, đào tạo và việc ngày hôm nay tôi đi huấn luyện, đào tạo là để tự phát triển bản thân. Công việc đào tạo này giống như một sự chuẩn bị, sẵn sàng khi tình thế phù hợp có thể tiếp tục cống hiến cho ngân hàng.

Lần thứ 2 tôi không muốn rời xa ABBank một chút nào. Tôi nhớ, tháng 4/2019 là thời điểm con trai tôi bị bệnh rất nặng và tôi đã cố gắng tiếp tục đảm nhiệm mọi công việc ở ngân hàng cho đến tháng 4/2020. Trong một năm đó, các anh chị, đồng nghiệp, các bạn ở ABBank luôn hỗ trợ vì biết hoàn cảnh của tôi.

Nhưng sau 1 năm cố gắng, tôi thấy rằng không thể để việc cá nhân ảnh hưởng đến việc của tổ chức, đặc biệt là tổ chức mình rất yêu thương. Đấy là lý do tôi rời khỏi ABBank lần thứ hai.

CEO ABBank Phạm Duy Hiếu: "Tôi nguyện dành trọn tâm huyết cống hiến cho ABBank" - Ảnh 4.

Sau những lần quay lại, cảm nhận của anh đối với "ngôi nhà An Bình" - ABBank như thế nào?

- Luôn luôn khác nhưng tình yêu và lòng biết ơn của tôi vẫn thế. Cái khác này là vì ABBank vẫn lớn lên mỗi ngày và bản thân tôi cũng có sự thay đổi nên góc nhìn, cách nhìn nhận và xử lý sự việc cũng khác.

Cho nên, mỗi lần quay trở lại ABBank tôi đều có một cảm giác là chứng kiến những thay đổi cả bên trong và bên ngoài. Đấy là một điều thú vị, bởi vì không phải ai cũng có cơ hội và may mắn được ba lần cùng tắm ở một chỗ, một dòng sông.

Có điểm khác nào ở ABBank anh thấy ấn tượng sau mỗi lần quay lại?

- Tôi thích nói về hiện tại hơn và lần quay trở lại này là đúng một chu kỳ của sự khủng hoảng 10 năm 1 lần. Lần đầu tiên tôi đến với ABBank cũng là thời điểm toàn cầu đang trải qua giai đoạn khủng hoảng tài chính và lần này thế giới cũng đang trong giai đoạn khủng hoảng. Chỉ khác, lần khủng hoảng này xuất phát từ dịch bệnh, chiến tranh và con người mất niềm tin, khủng hoảng tâm lý, nội tâm của mỗi người. Nên tôi tâm niệm, có lẽ mình là người cần phải nhận lấy trách nhiệm khi khủng hoảng kinh tế xảy ra vì anh em đang cần mình.

Và tôi cảm giác, lần quay trở lại này giống như sẽ phải đi sâu hơn về nội tâm của con người. Bởi vì khi hoàn cảnh càng ngày càng khó khăn nội tâm lại càng phải vững vàng mới được. Đây là cái mới, vì lần khủng hoảng trước, tôi không nhìn thấy được những vấn đề nội tâm.

Nếu một tổ chức, cá nhân giải quyết được vấn đề bên trong của mình, họ có thể bình thản, minh mẫn, sáng suốt. Khi một tổ chức, con người vượt qua được vấn đề của mình, họ sẽ có thu hoạch lớn.

CEO ABBank Phạm Duy Hiếu: "Tôi nguyện dành trọn tâm huyết cống hiến cho ABBank" - Ảnh 6.

CEO ABBank Phạm Duy Hiếu: "Tôi nguyện dành trọn tâm huyết cống hiến cho ABBank" - Ảnh 7.

Theo anh, cơ hội nào cho ABBank vươn lên từ giai đoạn khủng hoảng này?

- Khó khăn chính là cơ hội cho người ta nhìn ra sự thật. Nếu như mọi thứ dễ dàng, chẳng mấy ai bận tâm với câu hỏi "đâu là sự thật?". Nhưng khi khó khăn nó xảy đến người ta bắt đầu đi tìm và chính trong những tình thế khó khăn đấy cơ hội bắt đầu xảy ra. Những câu hỏi, nghi vấn được đặt ra và khi ngộ ra, tôi thấy rằng, cơ hội luôn ở đó và đặc biệt xảy ra trong những lúc khó khăn.

Nhưng không chỉ có ABBank, mà mọi doanh nghiệp, doanh nhân, ngân hàng bạn cũng có cơ hội này, vì họ đang sống ở trong một môi trường giống như chúng ta. Cho nên, cơ hội ở khắp mọi nơi, người nào đặt ra những nghi vấn này và ngộ ra trước, hiểu ra trước đấy sẽ là người thành công, kiến tạo ra giá trị cho xã hội.

Vậy anh làm gì để ngộ ra trong giai đoạn khủng hoảng này?

- Tôi là người đang trên hành trình đó và may mắn là tôi có những người thầy, cuốn sách để làm bạn. Cùng một tình thế khó khăn, nhưng những người thầy của tôi nhìn nó đơn giản và giải quyết vấn đề cực kỳ nhanh chóng, nhưng tôi lại thấy nó tối đen như hũ nút. Cho nên vấn đề là ở chính mình.

Vậy giải pháp để ABBank vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay là gì?

- Trước hết, cần phải nhìn về tính chu kỳ của cuộc sống, giống như hết ngày là đến đêm và qua đêm lại đến ngày vậy. Thế nên, ngay cả lúc đang vui, cần phải đặt câu hỏi "liệu khi nào hết vui?", hay mình thấy khó khăn thì đừng nghĩ rằng sẽ giữ mãi như thế. Sau khi nhìn chu kỳ của cuộc sống, điều đầu tiên cần làm là phải để mình vững vàng.

Thời điểm cực kỳ tuyệt vời để sắp xếp lại tổ chức, học tập và rèn luyện là thời kỳ khó khăn. Mình rút ra bài học trong thời điểm khó khăn này là lúc mọi thứ sẽ được điều chỉnh để cho nó đi đến tối ưu.

Một trong những người thầy của tôi nói "storm time is team time", nghĩa là trong thời kỳ giông bão là thời kỳ của xây dựng đội ngũ. Cho nên lúc nền kinh tế đang giông bão là lúc mình lại phải kiện toàn nội lực của mình.

Ví như trong bán hàng, kinh doanh chẳng hạn, lúc đang giông bão đừng kỳ vọng chuyện bán hàng mà hãy đặt mình là bạn của mọi người. Bởi trong lúc khó khăn, người ta cần đến mình, cần những người bạn để đi qua giông bão ấy. Khi hiểu ra như vậy, mình sẽ biết được cần làm gì là phù hợp với tự nhiên, và thành tựu sẽ luôn đến. Thực tế, trong giai đoạn khó khăn này, tôi đã xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với các bạn doanh nhân.

CEO ABBank Phạm Duy Hiếu: "Tôi nguyện dành trọn tâm huyết cống hiến cho ABBank" - Ảnh 8.

Được biết ABBank đang triển khai chiến dịch X10 trong kinh doanh. Vậy X10 có phải là chiến lược của ABBank trong giai đoạn hiện nay?

- X10 có nghĩa là gấp mười lần. Đây là hành trình để mỗi người đột phá giới hạn niềm tin bên trong. Niềm tin bên trong mỗi người thường là một ẩn số. Trong một tổ chức mỗi người nghĩ khác nhau và niềm tin bên trong khác nhau. Giai đoạn khó khăn là thời kỳ con người sẽ phát hiện ra mình có thể làm được nhiều thứ trước đây không thể làm được, ít nhất là có thể chịu đựng được nhiều thư tưởng như không thể. Vậy nên trong giai đoạn khó khăn này người ta nhìn thấy suy nghĩ giới hạn, năng lực của bản thân. Những người sống được qua những cơn bão giông, người ta đều nhìn thấy có gì đó lớn hơn chính họ.

CEO ABBank Phạm Duy Hiếu: "Tôi nguyện dành trọn tâm huyết cống hiến cho ABBank" - Ảnh 9.

Khái niệm X10 là một tên gọi, một từ ngữ để chỉ rằng nhân thời kỳ này hãy khai phá tiềm năng của mình đi, hãy nhìn ra giới hạn ở bên trong mình và đột phá giới hạn đó. Bằng chứng khi mới triển khai trong 20 ngày, đã có nhiều ABBanker đã hoàn thành được con số gấp 10 lần so với chỉ tiêu họ được giao. Ban đầu, bạn nghĩ mình không thể làm được, nhưng điều gì xảy ra khi người khác làm được?

Thành công của người đó sẽ là động lực để họ nghĩ rằng mình sẽ làm được. 100 câu nói của người lãnh đạo không bằng thực tế người bạn bên cạnh mình đã làm được rồi và điều này đã thay đổi niềm tin trước đây của bạn.

Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp cũng vậy, thời kỳ khó khăn chính là thời điểm sẽ nhìn ra mình, vượt qua những giới hạn của bản thân.

Vậy nên, khi mỗi con người trong tổ chức đột phá trong hoàn cảnh khó khăn thì điều cuối cùng mang đến đó là những hạt giống tốt đẹp. Đó là những gì mà chương trình X10 mong muốn các ABBanker làm được cho chính mình và cho đội ngũ của mình.

Người ta nói nhiều về cơ hội vượt qua giai đoạn khó khăn đến từ chuyển đổi số. Câu chuyện này đang diễn ra như thế nào ở ABBank?

- Chuyển đổi số là một xu thế bắt buộc. Lý do phải chuyển đổi số là bởi vì thị trường họ đã bắt đầu sinh sống và làm việc ở trên thế giới số. Bây giờ tính tỉ lệ người dân sử dụng smartphone, xài app và có những hành vi như mua đồ ăn, tìm kiếm điểm du lịch, giáo dục… điều đó cho thấy cuộc sống của xã hội này đã dịch chuyển lên thế giới số rất nhiều rồi.

Chính vì môi trường xung quanh thay đổi, cho nên các doanh nghiệp nếu như muốn kinh doanh, phục vụ cho khách hàng của mình tốt bắt buộc phải đáp ứng được nhu cầu khách hàng ở trên thế giới số.

Thế còn chuyển đổi số xảy ra như thế nào? Tôi đang nói đến trong chữ "chuyển đổi số" không có chữ "người" và người ta dễ quên mất gốc là chuyển đổi con người. Bởi vì con người phải chuyển đổi tư duy để có thể sinh sống và làm việc trên thế giới số.

Rất nhiều người nhầm tưởng là số cho nên họ chỉ làm việc với quy trình làm việc với data nhưng con người vẫn sinh sống và làm việc theo kiểu truyền thống. Như vậy không thể đáp ứng được khách hàng.

ABBank trong thời kỳ khó khăn này cũng thay đổi bản thân, trong đó có những thay đổi về tư duy, nhận thức để tạo ra những hành vi số. Từ những hành vi số này mới tạo ra được những dòng sản phẩm trên thế giới số để phục vụ khách hàng. Tôi nghĩ đây là cơ hội vàng cho chuyển đổi số.

Thực thế giới số chạm đến chúng ta rồi chứ không còn ở đâu xa nữa. Việc mỗi ngày mình họp online với mọi người, call video với ai đó, chat với bạn bè, post bài trên mạng xã hội hay cài app ngân hàng để thanh toán, xài app gọi đồ ăn, đi siêu thị mua hàng quét QR code để thanh toán cũng là thế giới số.

Câu hỏi đặt ra: Làm thế nào để mình có thể kinh doanh một cách thành công trên thế giới số? Làm sao càng ngày càng tạo ra nhiều giá trị trên thế giới số, chạm đến với người dân thông qua những hành vi của họ? Làm cho cuộc sống của họ trở nên tiện ích hơn, kể cả về mặt là y tế, giáo dục và họ có được nhiều thành quả hơn? Và khi làm được điều đó, bạn mới có được thành quả cho chính mình.

CEO ABBank Phạm Duy Hiếu: "Tôi nguyện dành trọn tâm huyết cống hiến cho ABBank" - Ảnh 10.

Đúng là mỗi người đều kỳ vọng có nhiều sản phẩm số ở lĩnh vực tài chính hơn là các sản phẩm thuần tuý thanh toán như hiện nay?

- Các ngân hàng, trong đó ABBank đều đang trên hành trình nỗ lực để tạo ra các sản phẩm mới. Theo quan điểm của tôi, cho dù ngân hàng không làm được việc này thì các doanh nhân, doanh nghiệp ở khắp mọi nơi đều làm. Cho nên một cách tự nhiên việc ngân hàng tham gia trong thế giới số sẽ xảy ra.

CEO ABBank Phạm Duy Hiếu: "Tôi nguyện dành trọn tâm huyết cống hiến cho ABBank" - Ảnh 11.

Ví dụ bạn vào siêu thị Circle K mua hàng và thanh toán bằng QR code, điều đó đồng nghĩa với việc dòng tiền đó chạy trong ngân hàng. Cho nên, ngân hàng có nghĩ ra điều đó hay không thì các doanh nghiệp đã đưa họ vào trong cuộc chuyển đổi số rồi. Đến một thời điểm chuyển đổi số tạo ra cơ chế đan xen của nhiều ngành nghề và ranh giới cũng sẽ bị xoá nhoà hết, không còn phân biệt đây là sản phẩm của ngân hàng hay Circle K, du lịch, đây là sản phẩm của agoda booking.com hay là đây là sản phẩm của Grab…

Thế giới số sẽ cho ta một đáp án tuyệt vời, câu trả lời rất thú vị, bởi đấy là sự sáng tạo không có giới hạn giữa ngân hàng, doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau. Lúc đấy, sản phẩm số có khi không được gọi tên là huy động, cho vay nữa mà có thể gọi là tiêu dùng, mua sắm, giáo dục, y tế, bánh mỳ, trà sữa… và trong đó ngân hàng tham gia như một mắt xích. Sự giao thoa, tương tác nhiều chiều trên thế giới số và sức mạnh của thế giới số kiến tạo nên giá trị mới. Chính vì thế người tiêu dùng chúng ta chỉ cần một cái chạm thôi có thể tham gia hoặc giải quyết một vấn đề nào đó.

Nói như vậy, có nghĩa giai đoạn này ABBank tập trung tìm lại niềm tin của mỗi nhân viên. Vậy có thể hiểu vấn đề về doanh số, lợi nhuận thời điểm này không phải là quan tâm hàng đầu của ngân hàng?

- Tôi không hàm ý như vậy. Tôi có hàm ý là nội lực của mình sẽ dẫn đến những thay đổi về niềm tin, nó sẽ dẫn đến những hành động sáng tạo và tạo sự đột phá về mặt doanh số.

Như chiến dịch X10 mà ABBank đang triển khai trong hoàn cảnh này đòi hỏi lớn về sự sáng tạo. Ví như sau khi triển khai, có một bạn chạy lên hỏi: "Anh ơi, liệu chúng ta có thể giúp được cho khách hàng của em là một doanh nghiệp tham gia X10 này không? Tôi bảo được. Nếu thế ABBank bây giờ sẽ không chỉ là bán sản phẩm huy động, cho vay mà sẽ bán sản phẩm X10. Như thế ABBank sẽ là ngân hàng đầu tiên bán sản phẩm này và khách hàng của em sẽ là khách hàng đầu tiên mua sản phẩm này".

Như vậy, thành quả có được từ kinh doanh đâu chỉ đến từ cách làm cũ, tư duy cũ, hay những sản phẩm được gọi tên là huy động và cho vay. Vậy nên, con số không phải là vấn đề, mà mình làm như thế nào, niềm tin, sự sáng tạo để tạo ra sự khác biệt. Và sau khi khởi động chương trình X10, nhiều cán bộ ABBanker nhắn tin cho tôi nói rằng mỗi ngày đến ngân hàng làm việc là một niềm vui.

CEO ABBank Phạm Duy Hiếu: "Tôi nguyện dành trọn tâm huyết cống hiến cho ABBank" - Ảnh 12.

Vậy anh mong muốn ABBank phát triển thế nào trong tương lai?

- Tôi mong muốn là ABBank sẽ dẫn dắt về hoạt động đổi mới sáng tạo, tiên phong về đổi mới sáng tạo. Để có được điều đó, yếu tố con người, trong đó có yếu tố hạnh phúc đi cùng nhau. Bởi khi người ta vui vẻ sáng tạo trong bối cảnh khó khăn thì đấy là một điều kỳ diệu.

Có một câu nói rất hay của một nhà lãnh đạo xuất sắc: "Nhà lãnh đạo xuất sắc là nhà lãnh đạo không biến khó khăn trở thành khổ đau". Vì khi khó khăn người ta thường đau khổ và nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ không biến khó khăn thành đau khổ và họ biết rõ mình cần hành động thế nào để thay đổi niềm tin, mọi người vui vẻ, sáng tạo.

Tuy nhiên, thế giới này là một bài toán mở để chúng ta luôn phải học cách đối mặt với sự mơ hồ. Và sáng tạo chính là một chìa khoá để đi vào thế giới mơ hồ. Nếu hơn 4.000 ABBanker không bị đánh bại bởi sự mơ hồ, còn sáng tạo ra thành quả mới, giá trị mới thì họ không bao giờ coi khó khăn là đau khổ.

Áp lực của anh thế nào sau mỗi lần quay trở lại ABBank?

- Cuộc sống này rất tuyệt vời, cho nên áp lực hay không là phụ thuộc vào ta nhìn. Nếu ai hỏi tôi có thấy áp lực không, tôi sẽ trả lời là không.

Nếu như cuộc sống là một món quà, mọi điều xảy ra trong đó đều là món quà. Tôi nghĩ rằng áp lực luôn ẩn chứa những điều tuyệt vời, bài học tuyệt vời, chẳng qua mình chưa nhìn thấy thôi.

Thế nên, mỗi lần khó khăn tôi lại đi tìm và ghi lại những điều đấy. Vì "vàng, kim cương" đó chính là những bài học, mà cụ thể tìm thấy được mình đã sai như thế nào.

Lãnh đạo ngân hàng thường là kiểu người nguyên tắc, có phần hơi cứng nhắc nhưng ở anh lại thấy sự hơi lãng mạn. Điều này dường như có sự mâu thuẫn với tính chất công việc?

- Tôi từng là một người nguyên tắc và bây giờ vẫn thế, nhưng điều khác biệt là tôi không còn phụ thuộc vào nó nữa. Quá trình của một con người là đi qua ba giai đoạn: thụ, chấp và phá.

Và tôi đã đi qua ba giai đoạn đó nên bắt đầu nhìn ra được sự chông chênh của việc chạm vào nguyên tắc.

Cuộc sống này luôn thay đổi, nguyên tắc là thứ cố định. Nếu lấy một thứ luôn cố định để ứng phó với một thứ luôn thay đổi liệu thành công hay thất bại? Cho nên, cuộc sống luôn thay đổi và nguyên tắc cũng phải luôn thay đổi.

CEO ABBank Phạm Duy Hiếu: "Tôi nguyện dành trọn tâm huyết cống hiến cho ABBank" - Ảnh 13.

Có nghĩa là lần quay về này tích luỹ của anh đã đến độ chín và sẵn sàng bung ra để cùng ABBank lên "nấc thang" mới?

- Tôi không dám gọi là độ chín, nhưng tôi đã nhận ra những thứ trước đây mình không nhận thấy. Tôi thấy được những suy nghĩ của mình trước đây là sai. Cho nên với những hiểu biết của ngày hôm nay, tôi mong muốn đưa ABBank trở thành một tổ chức không chỉ là kinh doanh thành công, mà ở đó, các thành viên trong đội ngũ ấy đều học tập, phát triển bình an và hạnh phúc. Tôi mong muốn 4.000 ABBanker ngày càng trí tuệ, hạnh phúc và sáng tạo ra giá trị mới phục vụ cho cộng đồng.

Đây chỉ là mong muốn cá nhân và tôi rất thận trọng để tránh trở nên tham lam, kể cả khi đó là điều tốt. Vì mỗi người trong mỗi thời điểm đều phải xuất phát từ nội tại, một sự chọn lựa đến từ bên trong mỗi banker chứ không phải lòng tham của một vài cá nhân. Vì nếu theo đuổi điều gì đó phải xuất phát từ tình yêu, có như vậy họ mới sáng tạo mỗi ngày, từng phút, từng giây kiến tạo ra tương lai này.

Nếu được chọn lại, anh có tiếp tục chọn làm CEO ngân hàng nữa không?

- Nếu như quay lại quá khứ và hỏi có chọn con đường này không, ABBank không, tôi khẳng định sẽ vẫn chọn. Tôi không hối hận về những gì đã qua. Bởi vì tôi biết rằng đó là những trải nghiệm nó sẽ rất là quý giá.

Còn hỏi có chọn ngành khác không thì tôi không biết, bởi tôi không đặt mình ở trong tình huống ấy. Nhưng làm ngân hàng, tôi chỉ làm ABBank, còn vị trí gì không quan trọng.

Có một câu chuyện ngụ ngôn tôi rất thích, đại ý có nội dung thế này: "Có hai lựa chọn: Một cuộc sống dễ dàng nhưng trí tuệ và sự trưởng thành ít hơn; Một cuộc sống với nhiều thách thức, khó khăn nhưng lại rất uyên bác, trưởng thành. Bạn sẽ chọn cuộc sống nào?". Bất ngờ là ai cũng chọn cuộc sống nhiều khó khăn, thách thức và trí tuệ, không ai muốn đánh đổi lấy cuộc sống dễ dàng.

Cuộc sống là một hành trình, và trải qua những khó khăn, thách thức mình sẽ hiểu hơn về nỗi khổ, trân trọng với tình yêu, lòng bao dung…

Cho nên câu hỏi của bạn "có muốn chọn con đường khác không, ngân hàng khác không?" thì câu trả lời của tôi sẽ vẫn là đứng nơi tôi đã chọn. Hỏi "có chọn một công việc dễ dàng hơn không?", câu trả lời là "Không".

CEO ABBank Phạm Duy Hiếu: "Tôi nguyện dành trọn tâm huyết cống hiến cho ABBank" - Ảnh 14.

m cùng doanh nhân Vũ Văn Tiền, anh học được bài học lớn gì?

- Bài học lớn nhất tôi học được từ doanh nhân Vũ Văn Tiền đó là niềm tin. Sau này tôi mới ngộ được chính nhờ niềm tin đấy mới kiến tạo ra hiện thực, chứ không phải đợi những bằng chứng, lý luận hay logic nào đó.

Khi hiểu ra điều đó, tôi rất mong muốn cán bộ nhân viên ABBank ai cũng có niềm tin ấy, niềm tin kiến tạo. Tôi luôn tìm kiếm những cách thức khác nhau, câu chuyện, thông điệp để phá vỡ niềm tin giới hạn và mong muốn mọi người mở ra niềm tin, niềm tin của việc kiến tạo hiện thực. Đấy chính là điều tôi đã học hỏi được từ doanh nhân Vũ Văn Tiền.

Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này!

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem