Lội ruộng cùng dân
Hôm hẹn với Út Nhỏ đến thăm mô hình nuôi cá chình xuất khẩu của ông ở ấp Ninh Thạnh 2, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, chúng tôi ghi nhận tình cảm của bà con nông dân dành cho ông. Mà theo cách nói “cà rởn” của lão nông Võ Văn Quang rằng “đó là thứ tình cảm không thể diễn tả, mà cũng không thể dùng tiền để mua”.
Út Nhỏ giải thích cặn kẽ với chúng tôi: “Số là vùng đất này bị nhiễm phèn mặn nặng, nên khi tôi vận động người dân áp dụng mô hình nuôi cá chình, nhiều người còn nghi ngại. Do đó tôi quyết định chọn miếng đất của ông Quang nuôi thử nghiệm. Đây là miếng đất “xấu” nhất ở vùng này mà con nuôi được cá chình, mang về kinh tế tiền trăm triệu, thì tất nhiên sẽ thuyết phục được lòng người khác” – ông Út Nhỏ giải thích.
Là Bí thư của một huyện mà đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, Út Nhỏ luôn canh cánh bên lòng ước mơ tìm hướng đi đúng giúp dân thoát nghèo. Mô hình nuôi cá chình xuất khẩu ra nước ngoài đã được ông Bí thư “chân đất” này ấp ủ gần 20 năm qua.
Ông kể: “Cách đây hơn 15 năm, khi đến nhà thăm một người bạn ở Láng Tròn giỏi về nghề nuôi cá chình và khi tham quan một số mô hình làm ăn có hiệu quả ở Cà Mau, tôi quyết định về nuôi thử nghiệm tại gia đình mình. Nhớ năm đó khi lên ao nuôi 500 con cá chình sau 2 năm, bà nhà muốn khóc vì kéo mấy lưới đầu toàn là cá phi. Không ngờ cá chình trốn sâu dưới lớp bùn. Trừ hết chi phí tôi còn lãi kha khá, từ đó ước mơ của tôi như được thúc đẩy mạnh hơn”.
Để ăn chắc, trước khi chuyển giao cho người dân trong vùng áp dụng mô hình này, những năm sau đó Út Nhỏ không ngừng bỏ công học hỏi thêm kinh nghiệm từ nhiều người, áp dụng nuôi thử đôi ba lần. Cho nên mười mấy năm qua, từ một hai hộ nghe theo Út Nhỏ nuôi cá chình ban đầu, giờ con số này đã lên đến hàng trăm hộ. Trong số đó phải kể đến Võ Văn Quang là người tiên phong khi được Út Nhỏ vận động áp dụng mô hình nuôi cá chình.
Năm 2012, ông Quang cđưa cá chình xuống ương nuôi hàng chục hầm, mỗi hầm 400m², mật độ nuôi 4 con/m² mặt nước, sau 1 năm thì thu hoạch, thu về lợi nhuận tiền tỷ.
Tìm đường cho cá chình “xuất ngoại”
Theo Út Nhỏ, muốn nuôi cá chình thành công thì trước tiên phải tính đến chuyện con giống và đầu ra cho sản phẩm.
Suốt ngần ấy năm liền mày mò nghiên cứu thử nghiệm ương trên hầm xi măng rồi hầm đất, cuối cùng thành công cũng mỉm cười với Út Nhỏ, đó là việc ông mua con giống ở Bình Định hay miền Trung đem về ương trên bể xi măng, rồi ương, nuôi ở hầm đất đều thành công.
Việc ương được giống cá chình dưới hầm đất như là thành công ngoài mong đợi đối với Út Nhỏ. Chủ động được con giống, ông bắt đầu tìm đầu ra cho cá chình thương phẩm. Dịp may đến với Út Nhỏ và người dân trong vùng khi cuối năm 2012 đối tác ở Hàn Quốc sang huyện Hồng Dân lấy mẫu cá chình về xét nghiệm, kết quả đạt chất lượng tốt nên tiến tới các bước hợp tác làm ăn sau này.
“Sau chuyến đi Hàn Quốc gần đây, tôi đã đạt được thỏa thuận với phía đối tác bên Hàn Quốc và ký văn bản hợp tác thành lập công ty chung vào trung tuần tháng 7.2014 để ương, nuôi, chế biến bán ra thị trường nội địa và xuất khẩu cá chình” – Út Nhỏ tâm sự.
Theo đó, nhà máy sẽ đặt tại quận Phú Nhuận (TP.HCM) còn khâu ương, nuôi và cho ra cá thương phẩm sẽ là nhiệm vụ của Út Nhỏ và người dân tại địa phương. Nhà máy có công suất 5 tấn sản phẩm/ngày.
Để đảm bảo nguồn cá giống nguyên liệu, đầu năm 2013, một đoàn cán bộ là những kỹ sư của huyện Hồng Dân được cử sang Hàn Quốc học hỏi cách nuôi 3 tháng. Hiện những kỹ sư này đang tích cực chuyển giao kỹ thuật nuôi cho người dân trong vùng.
Tình cảm của bà con nông dân dành cho ông. Mà theo cách nói “cà rởn” của lão nông Võ Văn Quang rằng “đó là thứ tình cảm không thể diễn tả, mà cũng không thể dùng tiền để mua”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.