Chiêm ngưỡng nét uy quyền của Rồng qua các vương triều Đại Việt

Thứ tư, ngày 09/11/2022 08:04 AM (GMT+7)
Rồng là loài thần thú đứng đầu trong tứ linh, biểu tượng của bậc đế vương. Theo dòng lịch sử, mỗi vương triều Đại Việt đều có những hình tượng rồng khác nhau, thể hiện nét uy quyền, hạnh phúc và ấm no.
Chiêm ngưỡng nét uy quyền của rồng qua các vương triều Đại Việt - Ảnh 1.

Ở nước ta, hình tượng rồng xuất hiện từ thời dựng nước với huyền sử Lạc Long Quân - Âu Cơ. Kể từ đó, hình tượng rồng hiện hữu dọc theo tiến trình lịch sử Việt Nam với nhiều biểu trưng cao quý, cấu trúc hình dáng đặc sắc. Kinh đô Thăng Long dưới các thời kỳ quân chủ là một trung tâm lưu giữ, sáng tạo các huyền tích và hình tượng rồng.

Chiêm ngưỡng nét uy quyền của rồng qua các vương triều Đại Việt - Ảnh 2.

Ở Thăng Long, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều hình rồng dưới dạng tượng tròn, phù điêu trên các loại chất liệu đất nung, gỗ, đá cát, sứ tráng men, kim loại màu vàng. Thư tịch cổ cho biết hoàng đế nhà Lý đã cho đúc tượng rồng bằng vàng đặt trong cung điện. Các nghiên cứu cho thấy hình tượng con rồng được đặt ở các thềm bậc kiến trúc, mái cung điện, chùa tháp...

Chiêm ngưỡng nét uy quyền của rồng qua các vương triều Đại Việt - Ảnh 3.

Trong thời Lý, hình tượng rồng được đặt tên cho kinh đô của Đại Việt: “Thăng Long” nghĩa là “rồng bay”, báo hiệu điềm lành, sự hưng khởi, phát triển toàn diện của kinh đô và đất nước từ năm 1010. Rồng thời Lý còn mang nhiều biểu trưng cao quý khác: Quyền lực tối cao của hoàng đế, pháp lực vô biên của Phật pháp, sự phồn thịnh của quốc gia.

Chiêm ngưỡng nét uy quyền của rồng qua các vương triều Đại Việt - Ảnh 4.

Nắp hộp gốm men xanh lục trang trí rồng thời nhà Lý thế kỷ 11-12.

Chiêm ngưỡng nét uy quyền của rồng qua các vương triều Đại Việt - Ảnh 5.

Vào thời Trần thế kỷ 13-14, phần lớn tượng đầu rộng được làm bằng đất nung dùng để trang trí các góc mái nhà. Hình tượng rồng nhà Trần có phần cương mãnh uy vũ hơn rồng nhà Lý với thần hình mập mạp, móng vuốt lớn hơn, râu và vẩy rồng cứng cáp chứ không uyển chuyển như rồng thời nhà Lý.

Chiêm ngưỡng nét uy quyền của rồng qua các vương triều Đại Việt - Ảnh 6.

Hình ảnh ván gỗ trang trí 3 ổ rồng thời Trần thế kỷ 13-14.

Chiêm ngưỡng nét uy quyền của rồng qua các vương triều Đại Việt - Ảnh 7.

Hình ảnh tượng đầu rồng làm bằng đất nung thời Lê, thế kỷ 15-17. Có thể thấy, hình tượng rồng nhà Lê cứng cáp như rồng nhà Trần, đầu rồng nhà Lê to, nếu rồng nhà Lý không có sừng thì rồng nhà Lê có có mào và sừng nhô cao, mắt lồi, râu dài trông rất dữ tợn. Rồng nhà Lê Sơ cũng không còn vòi rồng tạo mưa như thời nhà Lý, vì thế mà nông nghiệp dù vẫn phát triển nhưng không còn được xem trọng như thời nhà Lý. Hình tượng rồng cương mãnh, các vua Lê cũng củng cố uy quyền và mở rộng lãnh thổ. Lưng rồng nhô hình vây nhọn theo khúc uốn, chân có 5 ngón sắc nhọn, bên thân rồng có nhiều mây đao lửa thể hiện quyền lực của vua.

Chiêm ngưỡng nét uy quyền của rồng qua các vương triều Đại Việt - Ảnh 8.

Trong dân gian, hình tượng rồng được đưa vào các tục, nghi lễ với mong ước bình an, hạnh phúc, may mắn và sự thịnh vượng.

Chiêm ngưỡng nét uy quyền của rồng qua các vương triều Đại Việt - Ảnh 9.

Hình tượng rồng cũng được nghệ nhân thuộc các làng nghề truyền thống nặn tò he tái hiện vô cùng sinh động, thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ từ đôi bàn tay nghệ nhân.

Chiêm ngưỡng nét uy quyền của rồng qua các vương triều Đại Việt - Ảnh 10.

Hình tượng rồng cũng xuất hiện trên các vật dụng phục vụ nghi lễ truyền thống như trống, chiêng, đàn...

Chiêm ngưỡng nét uy quyền của rồng qua các vương triều Đại Việt - Ảnh 11.

Hình tượng rồng trên trang phục hầu đồng quan lớn Đệ Tứ trong tín ngưỡng Tứ Phủ của người Việt.

Chiêm ngưỡng nét uy quyền của rồng qua các vương triều Đại Việt - Ảnh 12.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, con rồng linh thiêng, cao quý và quyền uy chưa có trong quan niệm của người Việt cổ. Đối với người Việt cổ chỉ có khái niệm về thuồng luồng chỉ chung cho những loài rắn sống dưới nước, thường gây cho họ những tai nạn ở sóng biển mà họ cho là Thủy quái. Vì thế mà họ đã xăm trên thân mình hình những đường ngoằn ngoèo uốn lượn nhằm làm cho Thủy quái sợ hãi. Cho mãi đến nay, nguồn gốc của con rồng hầu như vẫn chưa ai tìm lại được.

Chiêm ngưỡng nét uy quyền của rồng qua các vương triều Đại Việt - Ảnh 13.

Riêng rồng thời Nguyễn thì quả là một kho tàng vô cùng phong phú. Thời Nguyễn không những gần với chúng ta, mà cả một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cung điện, đền đài chùa miếu, lăng tẩm và các vật dụng có chạm khắc trang trí hình rồng đã được lưu giữ cho đến ngày nay. Con rồng thời Nguyễn cũng là con rồng kế thừa của các triều đại trước nó, nhưng có sự tổng hợp và sáng tạo một cách phóng khoáng và đa dạng hơn.

Phạm Hưng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem