Thứ ba, 21/05/2024

Chốt ngày hủy niêm yết trên HoSE, cổ phiếu POM tiếp tục "thủng đáy"

12/04/2024 2:10 PM (GMT+7)

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa thông báo quyết định hủy niêm yết đối với cổ phiếu POM của Công ty CP Thép POMINA từ ngày 10/5 tới.

Chốt ngày hủy niêm yết trên HoSE, cổ phiếu POM tiếp tục "thủng đáy"- Ảnh 1.

Cổ phiếu POM tiếp tục "thủng đáy" sau thông tin bị hủy niêm yết từ ngày 10/5 tới.

Cụ thể, gần 280 triệu cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết do công ty này vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính trong 3 năm liên tiếp, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm i Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020.

Trước đó, trong ngày 2/4/2024, HoSE có Công văn số 553 nhắc nhở Công ty CP Thép Pomina chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023. Như vậy, cổ phiếu POM rơi vào trường hợp hủy niêm yết bắt buộc vì lý do tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp.

Lý giải cho việc chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, Thép Pomina cho biết hiện đang tích cực làm việc với đối tác đầu tư cho phương án tái cấu trúc để cung cấp cho kiểm toán xem xét đánh giá khả năng giả định hoạt động liên tục, cùng với các bằng chứng chắc chắn cho giả định này để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu.

Về kết quả kinh doanh, Pomina đã kinh doanh thua lỗ 2 liên tiếp, tổng lỗ sau thuế lên tới 2.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, thép Pomina cũng công bố kế hoạch tái cấu trúc. Theo đó, mục đích của việc tái cấu trúc là để đồng bộ các khâu luyện và cán thép nhằm tối ưu hóa năng lực sản xuất tại nhà máy thép Pomina 1 và nhà máy luyện phôi thép Pomina 3.

Chốt ngày hủy niêm yết trên HoSE, cổ phiếu POM tiếp tục "thủng đáy"- Ảnh 2.

Cổ phiếu POM giảm sàn về 3.490 đồng/CP.

Bên cạnh đó, mục đích khác của phương án tái cấu trúc là lành mạnh hóa cơ cấu tài chính của công ty.

Theo đó, Công ty sẽ thành lập một pháp nhân mới là Công ty CP Pomina Phú Mỹ với vốn điều lệ 2.700 - 2.800 tỷ đồng và vốn vay ngân hàng 4.000 tỷ đồng. Pomina sẽ sở hữu 35% vốn điều lệ (tương đương 900 - 1.000 tỷ đồng) và nhà đầu tư sở hữu 65% vốn điều lệ (tương đương 1.800 - 1.900 tỷ đồng).

Pomina sẽ góp bằng toàn bộ đất đai, nhà xưởng, dây chuyền thiết bị của 2 nhà máy Pomina 1 và Pomina 3, còn nhà đầu tư mới sẽ góp vốn bằng tiền.

Nội dung khác của phương án tái cấu trúc là Công ty CP Pomina Phú Mỹ được sử dụng thương hiệu và hệ thống phân phối Pomina. Tiếp đến, ủy quyền cho Hội đồng Quản trị tiếp tục đàm phán với nhà đầu tư về việc sáp nhập Công ty CP Pomina 2 và Công ty CP Pomina Phú Mỹ nhằm tận dụng ưu thế lò cao, giảm chi phí sản xuất. Nội dung cuối cùng là chấm dứt đăng ký kinh doanh của 2 đơn vị là Pomina 1 và Pomina 3.

Sau khi góp vốn, Pomina dự kiến thu hồi lại một khoảng 5.100 - 5.800 tỷ đồng. Pomina cho biết sẽ dùng số tiền thu hồi được từ pháp nhân mới để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn cho các ngân hàng, khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp và phần vốn còn lại bổ sung vốn lưu động. Trong đó, công ty sẽ trả nợ cho ngân hàng (ngắn hạn và dài hạn) khoảng 3.757 tỷ đồng và trả nợ cho nhà cung ứng khoảng 1.343 tỷ đồng.

Trên thị trường khoán, cổ phiếu POM phiên giao dịch hôm nay tiếp tục giảm kịch sàn, đây cũng là phiên thứ 2 liên tiếp mã này nằm sàn. Hiện, cổ phiếu POM đang ở mức 3.490 đồng/CP với 3,7 triệu đơn vị dư bán ở mức giá sàn.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.