Chiến tranh Biên giới 1979: Vì sao 700 máy bay Trung Quốc không dám cất cánh?
Chiến tranh Biên giới 1979: Vì sao 700 máy bay Trung Quốc không dám cất cánh?
Thứ hai, ngày 29/07/2019 16:34 PM (GMT+7)
Theo Sina một lượng lớn chiến đấu cơ và máy bay ném bom đã được không quân Trung Quốc triển khai gần khu vực biên giới phía bắc vào đầu năm 1979, nhưng chúng không bao giờ được tham chiến.
Trong thời gian diễn ra chiến tranh biên giới 1979, dù Trung Quốc từng có lúc huy động lực lượng bộ binh lên tới 600.000 quân, hơn 500 xe tăng, cùng hàng ngàn đơn vị pháo các loại, thế nhưng không quân Trung Quốc không hề tham chiến, mặc dù các đơn vị không quân của Quân khu Quảng Châu đã đặt vào tình trạng chiến đấu. Nguồn ảnh: Sina.
Đầu tiên phải nói về tương quan lực lượng, Không quân Trung Quốc huy động tổng cộng tới 700 máy bay - tương đương 1/5 lực lượng tập trung gần biên giới. Trong đó nòng cốt là Quân đoàn không quân số 7 và Sư đoàn không quân số 13 (làm nhiệm vụ không vận) đều thuộc Quân khu Quảng Châu. Nguồn ảnh: Sina.
Về Không quân của ta dù không có số lượng máy bay tương đương nhưng lại được trang bị tốt hơn và có kinh nghiệm chiến đấu dày dặn. Bên cạnh các trung đoàn không quân chủ lực của ta còn được trang bị thêm các máy bay chiến đấu của Mỹ thu giữ được sau năm 1975 giúp tăng cường đáng kể sức mạnh không quân và khả năng làm chủ bầu trời trong trường hợp xảy ra không chiến. Nguồn ảnh: QĐND.
Tuy nhiên, sức mạnh của Phòng không - Không quân Việt Nam không chỉ có trung đoàn không quân tinh nhuệ mà còn có lực lượng phòng không được đánh giá mạnh nhất châu Á ở thời điểm đó, với chiến tích đánh bại đủ các loại máy bay hiện đại nhất của Không quân Mỹ mang tới bầu trời miền Bắc nhiều năm trước đó. Nguồn ảnh: QDND
Ngoài hai yếu tố hạn chế về khí tài và khả năng chiến đấu, sở dĩ Bắc Kinh không dám sử dụng lực lượng không quân tại biên giới phía Bắc một phần cũng vì lo sợ vấp phải phản ứng của quốc tế, khi tiếp tục leo thang cuộc chiến. Nguồn ảnh: QDND.
Theo đó trong trong suốt Chiến tranh Biên giới 1979, khác với phương châm "ngư đao sát kê" được Lục quân Trung Quốc sử dụng dưới mặt đất, Không quân Trung Quốc lại theo phương châm... "dương cung đợi bắn". Nghĩa là chuẩn bị kỹ càng, phô trương lực lượng nhưng chỉ... dương cung, chưa bắn vội. Nguồn ảnh: QDND.
Thực tế nhiều tài liệu của Trung Quốc được giải mật sau này cho biết, Không quân Trung Quốc được lệnh xuất kích và khiêu khích phía ta nhưng không được phép bay vào không phận Việt Nam, nghĩa là chúng chỉ lượn lờ bên trong không phận Trung Quốc, tuyệt nhiên không bén mảng sang vùng trời của ta. Nguồn ảnh: Sputnik.
Trong ngày đầu tiên của cuộc chiến, phía Trung Quốc ghi nhận hơn 100 lượt xuất kích của tiêm kích nước này làm nhiệm vụ tuần tra, cảnh giới trong không phận nước này nhưng tuyệt nhiên không bay sang vùng trời Việt Nam. Có lẽ, phía Trung Quốc chỉ dự bị sẵn lực lượng không quân này để đối phó trong trường hợp Không quân của ta nghênh chiến. Nguồn ảnh: Sina.
Lý do tiếp theo được cho là do khả năng tác chiến của Không quân Trung Quốc vào thời điểm này chưa thực sự toàn diện mặc dù họ có quy mô lớn hơn. Mặt khác lực lượng này cũng chịu tác động không nhỏ từ các bất ổn bên trong xã hội Trung Quốc vào những năm 1970. Nguồn ảnh: Sina.
Tới năm 1979, máy bay chủ lực của Trung Quốc vẫn chỉ là J-6 - tức là phiên bản nội địa do Trung Quốc sản xuất của loại MiG-19 - một loại máy bay mà Việt Nam cũng từng sở hữu và quá quen thuộc cũng như có phần lỗi thời vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: Sina.
Trong khi đó Không quân Nhân dân Việt Nam đã nhận được một loạt máy bay MiG-21 từ Liên Xô và các nước XHCN từ năm... 1968 - nghĩa là trước cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắc hơn 10 năm - một thời gian quá đủ để các phi công của ta tích luỹ được kinh nghiệm chiến đấu để đối phó với loại máy bay xương sống chủ lực mà Trung Quốc đang có thời bấy giờ. Nguồn ảnh: QDND.
Lý do cuối cùng được xem là lý do quan trọng nhất, rất nhiều tài liệu của Trung Quốc đều có ghi đó là do chất lượng phi công của nước này rất kém, kém nhất là lứa phi công được tuyển chọn vào cuối thập niên 60. Trong mười năm sau đó, một nửa các vụ tai nạn máy bay chiến đấu mà Trung Quốc gặp phải đều là do lỗi thao tác của phi công. Nguồn ảnh: Tiex.
Thậm chí, trong năm 1966 thời gian huấn luyện bay của một phi công Trung Quốc chỉ là... 24 giờ bay trong một năm, tới năm 1972 mới tăng lên được 40 giờ một năm nhưng phần lớn không được huấn luyện bắn đạn thật và hoàn toàn không có khả năng không chiến. Nguồn ảnh: QDND.
Chính những lý do kể trên đã khiến Không quân Trung Quốc cân nhắc thận trọng khi tham chiến trong Chiến tranh Biên giới 1979 mặc cho lực lượng bộ binh của chúng ở dưới mặt đất gặp muôn vàn khó khăn khi vấp phải sự phản kháng quyết liệt của quân và dân ta. Nguồn ảnh: Tube.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.