Được Hải quân Mỹ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, tổng cộng đã có 175 tàu khu trục được đóng theo lớp Fletcher - nhiều hơn bất cứ loại khu trục hạm nào khác trên thế giới từ trước tới nay. Nguồn ảnh: Wiki.
Chưa hết, đây còn là loại khu trục hạm được đánh giá là có thiết kế tiên tiến và dễ đóng bậc nhất vào thời gian đó. Bằng chứng là quá trình đóng 175 khu trục hạm theo lớp này chỉ tốn của Mỹ khoảng 3 năm, từ năm 1942 tới năm 1944. Nguồn ảnh: Wiki.
Đây cũng là loại khu trục hạm cực kỳ đa năng, nó có thể tham gia vào nhiều nhiệm vụ tầm xa, bao gồm đối hải, phòng không hay chống ngầm. Do có tầm hoạt động lớn, khu trục hạm Fletcher cũng hoạt động tốt cả ở vùng biển Thái Bình Duong vốn rất rộng lớn và có đặc thù khác với vùng biển Đại Tây Dương. Nguồn ảnh: Wiki.
Thực tế, loại khu trục hạm lớp Fletcher được đánh giá là phù hợp hoạt động ở vùng biển Thái Bình Dương hơn là ở vùng biển Đại Tây Dương. Trong suốt chiến tranh, 175 khu trục hạm loại này đã nhấn chìm tổng cộng 29 tàu ngầm của Nhật. Nguồn ảnh: Pinterest.
ó độ giãn nước tối đa chỉ 2500 tấn, khu trục hạm lớp Fletcher có chiều dài tổng cộng 114,8 mét, lườn rộng 12 mét và có độ mớm nước 5,3 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại khu trục hạm này có công suất động cơ tối đa 60.000 sức ngựa, cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 36,5 hải lý trên giờ (tương đương 67,6 km/h). Tầm hoạt động tối đa của khu trục hạm Fletcher vào khoảng 8850 km ở tốc độ 28 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.
Để tăng cường hơn nữa khả năng hoạt động, các khu trục hạm Fletcher còn được thiết kế hệ thống nhận dầu và hậu cần tối ưu ngay trên biển. Ảnh: Thiết giáp hạm Massachusetts tiếp dầu trên biển cho cùng lúc cả hai tàu khu trục Fletcher. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tàu có biên chế đầu đủ 329 sĩ quan và thủy thủ đoàn. Hỏa lực chính trên tàu bao gồm 5 khẩu pháo cỡ 127 mm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Kèm theo đó còn có các khẩu pháo 40 mm vừa có khả năng đối hải, vừa có khả năng phòng không cực tốt với số lượng từ 6 tới 10 khẩu tùy tàu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chưa hết, tàu còn được trang bị một số lượng lớn các khẩu pháo 20mm, 10 ống phóng ngư lôi 533 mm và 6 máy phóng pháo chìm để đánh tàu ngầm. Nguồn ảnh: Flickr.
Sau chiến tranh thế giới, một loạt các khu trục hạm lớp Fletcher đã được Mỹ chuyển cho Arghentina, Brazil, Chile, Colombia, Nhật, Hàn Quốc,... và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Một số không nhỏ cũng bị đưa vào dỡ xác để tái chế. Nguồn ảnh: Flickr.
Tới thế kỷ 21, chỉ còn duy nhất 4 chiếc khu trục hạm lớp Fletcher trên thế giới còn sót lại trong viện bảo tàng, kết thúc một quá khứ huy hàng của lớp khu trục hạm "con đàn cháu đống" nhất trong lịch sử nhân loại. Nguồn ảnh: Flickr.
Tuấn Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.