Hình ảnh F-105 bị bắn nát đuôi vẫn bay được trong chiến tranh Việt Nam

Thứ hai, ngày 09/03/2020 18:32 PM (GMT+7)
Tiêm kích - bom cận âm F-105 Thunderchief của Mỹ từng được mệnh danh là "quan tài bay" với tỷ lệ bị tai nạn rất cao. Tuy nhiên trong Chiến tranh Việt Nam, một chiếc F-105 Thunderchief đã lập nên kỳ tích khi bị bắn nát cửa xả động cơ vẫn bay được.
Bình luận 0

img

"Quan tài bay" F-105 Thunderchief từng được Không quân Mỹ sử dụng với số lượng khá lớn trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Đây là loại máy bay nổi tiếng với biệt danh "quan tài bay" - nghĩa là nó có khả năng tự bị tai nạn khi đang vận hành với tỷ lệ rất lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Ấy vậy mà trong cuộc chiến ở bầu trời miền Bắc Việt Nam, một chiếc F-105 Thunderchief đã lập nên kỳ tích khi bị bắn nát ống xả động cơ vẫn có thể bay ngược về căn cứ an toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Cuộc không chiến xảy ra vào ngày 17/10/1967 khi chiếc F-105 Thunderchief bị một tên lửa không đối không từ tiêm kích MiG-21 của Việt Nam bắn trúng phần cạnh ống xả động cơ. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Sau khi dính tên lửa, chiếc F-105 Thunderchief vẫn có khả năng bay nhưng rất khó để duy trì độ cao do ống xả động cơ đã bị hư hỏng nặng, nó không thể tăng độ cao do không đốt sau được. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Khi này, lực đẩy của máy bay này rất thấp, chiếc F-105 Thunderchief chỉ có thể quay đầu bay ngược về căn cứ mà không thể tăng độ cao hay cơ động trên không được. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

May mắn cho chiếc tiêm kích - bom của Mỹ, nó đã không phải đối mặt với một chiếc MiG-21 nào khác trên đường rút lui và cũng không bị lực lượng phòng không của ta "tóm" được. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Trên đường về, chiếc F-105 Thunderchief này phải thực hiện tiếp liệu trên không. Do tốc độ của chiếc F-105 Thunderchief quá chậm nên máy bay tiếp liệu KC-135 gần như đã phải tắt động cơ và "bay như tàu lượn" để đủ chậm cho chiếc F-105 Thunderchief ghép nối với ống bơm nhiên liệu. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Sau khi tiếp liệu, chiếc F-105 Thunderchief đủ khả năng bay về tới sân bay với phần đuôi gần như nát hoàn toàn tuy nhiên phi công lái chính hoàn toàn bình an vô sự. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Rất may mắn cho viên phi công điều khiển chiếc "quan tài bay" này khi mà vụ nổ từ tên lửa của chiếc MiG-21 đã không ảnh hưởng tới hệ thống lái của máy bay - vốn chạy dọc thân chiếc tiêm kích - bom này. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Việc bị mất đi hệ thống tăng lực cùng với ống xả động cơ về cơ bản chỉ là giảm công suất động cơ của chiếc F-105 Thunderchief, nó vẫn có thể "lặc lè" rút lui được, chỉ có điều không thể tăng tốc được. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

F-105 Thunderchief được trang bị một động cơ đốt sau P&W J75 cho phép nó bay với tốc độ tối đa lên tới Mach 2.08 tương đương với khoảng 2280 km/h ở độ cao 11.000 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Trong chiến tranh Việt Nam, tiêm kích - bom F-105 Thunderchief thường được sử dụng với nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất do nó có khả năng mang vũ khí khá đáng nể - lên tới 6,4 tấn dưới 5 giá treo dưới thân và cánh. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Tổng cộng Mỹ đã sản xuất được 833 máy bay loại này, phần lớn trong số chúng được Mỹ xuất khẩu cho không quân các nước trên thế giới và tất cả đều được cho về hưu vào năm 1984. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khắc Đôn (Kiến Thức)
Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem