Cúng rằm tháng Giêng ở chung cư cần lưu ý gì?

Nguyên Thảo (tổng hợp) Thứ tư, ngày 28/02/2018 13:35 PM (GMT+7)
Rằm tháng Giêng là một trong những ngày rằm lớn nhất trong năm đối với người Việt. Thế nên, đến ngày này, các gia đình lại tất tả chuẩn bị mâm lễ, vàng mã để thực hiện đủ các nghi thức cúng Rằm tháng Giêng.
Bình luận 0

Cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào?

img

Theo quan điểm của người xưa, trong ngày 15.1 âm lịch chỉ có một giờ chuẩn nhất, phù hợp nhất để làm lễ cúng Rằm tháng Giêng là giờ Ngọ - thời khắc này là đúng thời khắc thần Phật giáng thế. Ảnh minh họa

Rằm tháng Giêng - ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới - còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu hay Tết Thương Nguyên. Theo Phật giáo, sở dĩ Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu là vì ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng là ngày của Phật. Vào các ngày này, Phật tử thường phải đi lễ chùa.

Đêm Rằm tháng Giêng là đêm (Tiêu) đầu tiên (Nguyên), nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm. Chính vì vậy, Rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi lễ chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn… Do đó, ngày 15 tháng Giêng âm lịch trở thành một trong những ngày rằm quan trọng nhất của năm của người Việt.

Cũng chính vì điều này mà dân gian ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Theo quan điểm của người xưa, trong ngày 15.1 âm lịch chỉ có một giờ chuẩn nhất, phù hợp nhất để làm lễ cúng Rằm tháng Giêng là giờ Ngọ - thời khắc này là đúng thời khắc thần Phật giáng thế. Làm lễ cúng Rằm tháng Giêng cũng là cách để chào đón thần Phật long trọng nhất.

Chuẩn bị đồ lễ cúng Rằm tháng Giêng

img

Các gia đình thường sắm hai lễ cúng Rằm tháng Giêng, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau.

Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên).

Mâm cỗ cúng Phật gồm:

Hoa quả. Chè xôi.

- Các món đậu.

- Canh xào không thêm nhiều hương liệu.

- Bánh trôi nước.

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Mâm cỗ cúng gia tiên gồm:

Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.

- 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.

- 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.

Đồ lễ khác gồm:

- Hương

- Hoa tươi

- Vàng mã

- Đèn nến

- Trầu cau

Những lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng ở chung cư:

img

Nhà chung cư không nên hóa vàng mã ở ban công hoặc các không gian chung như hành lang, sân thượng vừa ảnh hưởng đến hàng xóm vừa không đảm bảo về phòng cháy. Ảnh minh họa

Ở chung cư, mọi thủ tục như chọn giờ cúng, chuẩn bị đồ lễ cúng đều diễn ra bình thường, duy chỉ có việc đốt vàng mã gia chủ cần phải chú ý hơn.

Nhà chung cư không nên hóa vàng mã ở ban công hoặc các không gian chung như hành lang, sân thượng vừa ảnh hưởng đến hàng xóm vừa không đảm bảo về phòng cháy.

Theo quan niệm của Phật giáo: Tâm xuất thì Phật biết. Nếu đã có lò đốt vàng mã chung của cả khu thì nên hóa đúng nơi quy định thì người đã khuất vẫn chứng được cho tấm lòng của người thân mà không sợ mất lộc đi đâu cả.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem