Gã "đồ tể" giết người hàng loạt ở Hà Nội đối mặt với án tử

Yến Linh Thứ hai, ngày 20/05/2019 10:07 AM (GMT+7)
Theo luật sư, kẻ giết người hàng loạt ở Hà Nội, Vĩnh Phúc sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Bình luận 0

Ngày 18.5, Công an TP. Hà Nội đã bắt giữ Đỗ Văn Bình (SN 1981, trú thôn Vạn Phúc, xã Vạn Yên, huyện Mê Linh, Hà Nội) để điều tra về hành vi “Giết người”, “Cướp tài sản”.

Trước đó, chiều 15.5, do va chạm về giao thông dẫn tới gây gổ đánh nhau với anh Hà Văn Hưng (SN 1985, trú xã Chu Phan) và chở theo Đoàn Văn Tùng (SN 1996, trú xã Vạn Yên), Bình nảy sinh ý định trả thù.

img

Đỗ Văn Bình trước khi bị bắt. 

Tối cùng ngày, tại thôn 2, xã Thạch Đà, Bình dùng dao phóng lợn đã chuẩn bị sẵn đâm trúng bụng khiến anh Hưng tử vong tại chỗ. Tiếp theo, Bình đón Tùng lên xã Bắc Bình (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) rồi dùng dao đâm Tùng tử vong.

Trong quá trình lẩn trốn về Vĩnh Phúc, Bình khai còn ra tay với hai phụ nữ khác ở Vĩnh Phúc do có mâu thuẫn từ trước. Hiện một trong hai nạn nhân đã tử vong, một nữ nạn nhân khác đang được điều trị tại Vĩnh Phúc.

Kẻ giết người hàng loạt ở Hà Nội, Vĩnh Phúc đối mặt với mức án nào?

Trao đổi với Dân Việt, luật sư Hoàng Trọng Giáp – Giám đốc Công ty luật TNHH Hoàng Sa, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết: “Hành vi giết người của Bình vô cùng dã man, tàn độc. Tội giết người được quy định cụ thể tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo đó, nếu cơ quan điều tra có đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi của Bình, đối tượng này sẽ vi phạm vào Điểm a Khoản 1 Điều 123 của điều này là giết 2 người trở lên (thực tế Bình giết 3 người và khiến 1 người bị thương nặng – PV), nên theo quy định sẽ phải chịu mức án là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.

Cũng theo luật sư, đối với tội cướp tài sản được quy định rõ tại Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

“Với các trường hợp phạm nhiều tội, khi đưa ra xét xử, Tòa sẽ đưa ra hình phạt chung theo điều 55, Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình” – luật sư cho hay.

Ngoài ra, người phạm tội cũng sẽ phải bồi thường mọi thiệt hại đối với gia đình nạn nhân bao gồm: Chi phí mai táng, một khoản tổn thất về tinh thần cho gia đình nạn nhân và nghĩa vụ cấp dưỡng cho người mà nạn nhân có trách nhiệm cấp dưỡng theo quy định pháp luật.

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 2 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem