Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Năm 2018, anh Nguyễn Trường Giang (ở thôn 4 Thiết Sơn, xã Thạch Hóa) được Hội ND xã bình xét, tín chấp vay vốn Ngân hàng CSXH huyện với số tiền 40 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi gà. Được cán bộ tín dụng ngân hàng phối hợp với Hội ND xã quan tâm hướng dẫn, mô hình chăn nuôi gà của anh Giang phát triển thuận lợi, đồng vốn phát huy hiệu quả.
Nguồn thu từ chăn nuôi gà, anh Giang tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại để chăn nuôi lợn, trâu, bò, đào ao thả cá và trồng cây ăn quả. Hiện nay, mô hình của anh Nguyễn Trường Giang có 500 con gà, trên 20 con lợn, 3 con trâu, bò và hồ nuôi cá trê phi. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh Giang thu lãi từ 70-100 triệu đồng.
Anh Nguyễn Trường Giang cho hay: "Với diện tích gần 1ha đất vườn đồi, trước đây, gia đình tôi trồng keo cho thu nhập chẳng được bao nhiêu. Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH nên tôi đã mạnh dạn chuyển hướng sang chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Mô hình đã bước đầu mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp gia đình vươn lên thoát nghèo".
"Nếu không có nguồn vốn của Ngân hàng CSXH cho vay thì thời điểm đó, chúng tôi chưa thể mở xưởng và chắc chắn hiện nay cũng chưa có được cơ sở làm ăn ổn định như thế này".
Anh Hiền tâm sự
Không chỉ anh Nguyễn Trường Giang, nhiều gia đình khác trên địa bàn xã Thạch Hóa cũng nhờ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH huyện đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Gia đình anh Cao Thế Hiền (ở thôn Hòa Bình) là một điển hình.
Vốn có nghề cơ khí và sửa chữa máy móc công trình nhưng trước đây, anh Hiền chỉ đi làm công cho người khác, thu nhập thất thường. Năm 2013, anh quyết định chung vốn với người anh trai mở xưởng làm ăn. Được Hội ND xã và Ngân hàng CSXH tạo điều kiện cho vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn sản xuất, kinh doanh, anh Hiền đã cùng với anh trai đầu tư mua máy móc, thiết bị, lập xưởng sửa chữa, gia công xe, máy công trình, đồng thời gia công các loại máy móc, công cụ nông nghiệp.
Từ nguồn vốn ban đầu, đến nay, cơ sở sửa chữa của anh Hiền không ngừng lớn mạnh, làm ăn hiệu quả, mỗi năm cho thu nhập từ 100-150 triệu đồng. "Nếu không có nguồn vốn của Ngân hàng CSXH cho vay thì thời điểm đó, chúng tôi chưa thể mở xưởng và chắc chắn hiện nay cũng chưa có được cơ sở làm ăn ổn định như thế này"- anh Hiền tâm sự.
Hiện, tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuyên Hóa đạt 594 tỷ đồng với gần 11.000 hộ vay vốn. Tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 379 triệu đồng, chiếm 0,06%; toàn huyện có 11/19 xã không có nợ quá hạn. Thông qua nguồn vốn chính sách xã hội, người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện có điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Tuyên Hóa giảm từ 31,7% (năm 2015) xuống còn 5,07% (năm 2021).
Ông Hồ Hải Dương - Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tuyên Hóa cho biết: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tuyên Hóa đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng làm tốt công tác điều tra, rà soát, xác định các đối tượng vay vốn để hộ nghèo và các đối tượng chính sách được thụ hưởng kịp thời nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.
Ngoài ra, Phòng Giao dịch còn tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý đối với các tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn; thực hiện nghiêm túc quy định về việc bình xét công khai khi vay vốn và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích.
Ngoài việc tranh thủ sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao; tranh thủ mọi nguồn lực đưa nguồn vốn đến tay người nghèo và các đối tượng chính sách sớm nhất, thuận lợi nhất.
Ban lãnh đạo đơn vị đã quán triệt đến toàn thể cán bộ phải thường xuyên bám sát địa bàn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu vốn đầu tư sản xuất, chăn nuôi để kịp thời đáp ứng với phương châm không để ai thiếu vốn. Chính vì thế, hàng năm, tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn tại Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đạt từ 7-10%. Hiện tại, Phòng Giao dịch thực hiện cho vay 16 chương trình với tổng dư nợ gần 594 tỷ đồng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.