Nuôi cá chẽm đặc sản là hướng đi mới, thích hợp cho bà con nông dân mong muốn chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thả nuôi tôm.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, tại ấp Cảng, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) là người tiên phong trong “Tổ hợp tác sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm, cua, cá” tại địa phương tiến hành thả nuôi cá chẽm từ 2 năm nay, anh Tuấn cho biết, trước đây chỉ trồng lúa nhưng thường xuyên bị nhiễm mặn nên hiệu quả không cao...
Anh Nguyễn Văn Tuấn, tại ấp Cảng, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) trao đổi về kinh nghiệm nuôi cá chẽm với các thành viên Tổ hợp tác.
Ban đầu khi chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, anh Tuấn chỉ thả nuôi tôm quảng canh nhưng vì con tôm khó nuôi, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi trồng cao, nên khi sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, thường xuyên bị rủi ro gây thua lỗ.
Xuất phát từ thực tế trên, anh Tuấn chuyển sang áp dụng mô hình nuôi cá chẽm trong ao đất và cho hiệu quả kinh tế cao. Anh Nguyễn Văn Tuấn, ấp Cảng, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, cho biết thêm: “Cá chẽm ở đây tôi có diện tích thả nuôi được 4 ha, thả mức độ thưa 6.000 con, cá chẽm lợi nhuận thì không thua lúa và tôm. Lợi nhuận cá chẽm rất có giá, khi có giá bán cao thì thu hoạch sẽ cao hơn và ít rủi ro”.
Gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn, tại ấp Cảng, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) đang cho cá chẽm ăn.
Từ thành công của gia đình anh Tuấn, nhiều nông dân trong “Tổ hợp tác sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm, cua, cá” cũng đã tiến hành thả nuôi cá chẽm, với diện tích ao nuôi mở rộng hơn chục ha. Năng suất nuôi cá chẽm đạt bình quân từ 2,5 đến 3 tấn cá/ 1 năm.
Với giá bán cá chẽm hiện nay luôn trên 100 ngàn đồn/ký, mỗi ha nuôi cá chẽm mang lại khoảng lợi nhuận từ 90 đến 100 triệu đồng/ 1 năm cho người nuôi.
“Cá chẽm khi nuôi dịch bệnh nó ít xảy ra, Khi nuôi thì cho cá chẽm ăn bằng mồi là cá rô phi có tự nhiên trong ao và cá sẽ ít bị nhiễm bệnh và hiệu quả cao hơn so với cho cá chẽm ăn bằng mồi cá phân vì ao dễ bị nhiễm bệnh”, ông Lâm Văn Thanh, ấp Cảng, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương thông tin thê.
Ông Lâm Văn Thanh, ấp Cảng, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) đang chài cá chẽm kiểm tra trọng lượng cá để thu hoạch.
Nguồn thức ăn cho cá chẽm là các loài cá tạp, cá phân, hoặc từ chính nguồn cá rô phi tự có trong ao nên chi phí đầu tư nuôi cá chẽm tương đối thấp. Cá chẽm cũng hiếm khi xảy ra dịch bệnh, nhưng lại rất háu ăn nên nhanh lớn. Trung bình nuôi từ 4 tháng là người nuôi đã có thể thu hoạch cá chẽm với trọng lượng từ 1,5 đến 2 ký.
Nếu kéo dài thời gian nuôi đến 1 năm, cá chẽm có cân nặng từ 6 đến 7 ký. Với giá bán trên 100.000 đồng/ký thì 1 bán con cá chẽm 6-7 ký có thể thu về 600-700.000 đồng. Ông Giang Văn Thơm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, chia sẽ thêm: “Bước đầu thấy thu nhập của mỗi hộ có khá. Hội Nông dân và Ủy ban nhân dân xã Hòa Điền, đang hướng tới nhân rộng thêm các tổ viên ở gần để nâng tổ hợp tác lên thành hợp tác xã nuôi trồng thủy sản của xã”.
Với hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro, lại có đầu ra ổn định, bà con nông dân các địa phương tỉnh Kiên Giang có thể tìm hiểu mô hình nuôi cá chẽm để áp dụng cho những vùng đất bị nhiễm mặn, cần tiến hành chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản nhằm thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay./. |
Theo khoa học về đặc điểm sinh học, đặc diểm sinh lý, khi được sinh ra, cá chẽm đều là cá đực, 2 - 3 năm tuổi cá tự động “chuyển giới” thành cá cái và có thể đẻ trứng. |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.