Chính thức ra mắt “Siêu ủy ban” quản lý 2,3 triệu tỷ đồng vốn Nhà nước

Hoàng Nhật Chủ nhật, ngày 30/09/2018 17:32 PM (GMT+7)
Sau hơn 8 tháng thành lập, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đã tổ chức Lễ ra mắt vào chiều hôm nay, ngày 30.9. Bắt đầu tư tháng 10, "siêu ủy ban" sẽ tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 19 DNNN với số vốn chủ sở hữu Nhà nước là trên 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản là hơn 2,3 triệu tỷ đồng.
Bình luận 0

img

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã công bố Nghị dịnh số 131/2018/NĐ-CP ngày 29.9.2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (Ảnh K.H)

Chiều 30.9, tại Hà Nội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tổ chức Lễ ra mắt. Đến dự và chỉ đạo có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tưởng Chính phủ Vương Đình Huệ cùng nhiều lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, lãnh đạo các Bộ Ban ngành trung ương, địa phương.

Về phía "siêu uỷ ban" có ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban cùng các lãnh đạo, cán bộ của Ủy ban. Đến dự Lễ ra mắt còn có đại diện một số tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp...

Tại buổi Lễ ra mắt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã công bố Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29.9.2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Nghị định gồm 4 Chương Và 11 Điều, trong đó quy định Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ, được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhìệm của đai diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% Vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật. Ủy ban có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Commissionfor the Management of State Capital at Enterprises, viết tắt là CMSC.

Theo quy định tại Nghị định, có 07 Tập đoàn và 12 Tổng công ty được Chính phủ giao Ủy ban trực tiếp làm đại dìện chủ sở hữu gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Vìệt Nam (TKV), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tồng công ty Đầu tư và kinh doanh Vốn nhà nước (SCIC), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty Thuốc lá Việt nam (Vinataba), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1), Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe).

Tại buổi Lễ ra mắt, trước sự chứng kiến của Lãnh đạo Chính phủ, Ủy ban đã ký Biên bản hợp tác về chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 doanh nghiệp nêu trên với 05 Bộ: Công thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin Truyền thông và Tài chính. Theo quy định tại Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban, Ủy ban thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp kể từ ngày Nghị định được ký ban hành, tức là từ ngày 29.9.2018.

Cũng trong buổi Lễ ra mắt, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Bà Nguyễn Thị Phú Hà, Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Ủy ban, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 3.2.2018 về thành lập Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp, Ủy ban đã luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội, sự phối hợp và hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Tổ công tác thành lập Ủy ban do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Tổ trưởng.

Mặc dù số lượng cán bộ ban đầu hạn chế, chủ yếu là các cán bộ biệt phái từ một số bộ, ngành và SCIC, nhưng thời gian qua, Ủy ban đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều công việc để đảm bảo sẵn sàng đưa Ủy ban đi vào hoạt động chính thức ngay khi Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban được Chính phủ ban hành.

Về công tác cán bộ, Ủy ban đã xây dựng Đề án vị trí việc làm; làm việc với các Bộ, ngành có liên quan, SCIC và Bộ Nội vụ để lên phương án tiếp nhận, điều chuyển biên chế, tuyển dụng; xây dựng quy định về chức năng, nhiệm vụ các đơn vị của Ủy ban để ban hành ngay sau khi có Nghị định của Chính phủ.

"Siêu ủy ban" đã xây dựng hệ thống các quy chế nghiệp vụ và quản trị nội bộ gồm hơn 40 quy chế, bao gồm: 07 quy chế nghiệp vụ, 28 quy chế quản trị nội bộ và 09 quy chế/Đề án khác. Trong hệ thống quy chế này, đến nay Ủy ban đã cơ bản hoàn thành các quy chế nghiệp vụ quan trọng nhất về: tiếp nhận quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước, quản trị vốn tại doanh nghiệp, giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả doanh nghiệp, thẩm định dự án và quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, quy chế về người đại diện vốn, người quản lý doanh nghiệp.

img

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xem xét hệ thống thông tin hiện đại cho quản trị doanh nghiệp của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)

Nhằm áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ lần thứ 4, đồng thời triển khai chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử, Ủy ban đã nghiên cứu xây dựng phần mềm Bộ chỉ số giám sát, đánh giá hiệu quả doanh nghiệp để kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp được giao quản lý. Hệ thống này cũng sẽ giảm thiểu thời gian lập, gửi và tổng hợp báo cáo của doanh nghiệp đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo quy định hiện hành nhờ hệ thống mạng và phần mềm chuyên biệt phục vụ tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu.

Dự kiến khi tiếp nhận doanh nghiệp, Ủy ban sẽ triển khai kết nối để cập nhật tình hình hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên liên tục, phấn đấu cập nhật giám sát đầy đủ tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong quá trình chuẩn bị triển khai hoạt động, Ủy ban còn nhận được sự hỗ trợ của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ trong việc bố trí trụ sở làm việc, cấp ngân sách, tạm giao biên chế… Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban đã làm việc và ký biên bản hợp tác với Temasek Holdings của Singapore để trao đổi thông tin nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý vốn hiện đại, theo cơ chế thị trường.

Bên cạnh đó, Ủy ban cũng đã đặt vấn đề làm việc với Ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước tại doanh nghiệp của Trung Quốc (SASAC), tạo cơ sở để thực hiện các chuyên đề khảo sát, học tập kinh nghiệm và hợp tác nhằm triển khai các nhiệm vụ của Ủy ban theo hướng chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tổng hợp Báo cáo tài chính thời điểm 31.12.2017, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Ủy ban là trên 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản là hơn 2,3 triệu tỷ đồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem