Nợ xấu ở 3 ngân hàng 0 đồng và DongABank khoảng 50 – 70 nghìn tỷ đồng...
Tại hội thảo “Quyền xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng”, ông Long cho biết, nợ xấu bị trói tại số tài sản đảm bảo rất nhiều. Riêng nợ xấu nằm trong tài sản ngân hàng kê biên trong các vụ an đang xử lý rất lớn. Ví như 3 ngân hàng 0 đồng và DongABank khoảng 50 – 70 nghìn tỷ đồng...
“Cần phải có bộ luật tương xứng. Chứ hai năm nay, kể từ vụ án Bầu Kiên tình hình xử lý nợ xấu vẫn thế, đống nợ xấu đó hàng ngày vẫn gây thiệt hại cho nền kinh tế”, ông Long nhận định.
Có trong luật vẫn phải đi... xin
Ông Long chia sẻ quá trình xử lý tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu của các ngân hàng vô cùng khó khăn phức tạp, liên quan nhiều đến quy định pháp luật như Luật Đất đai, Luật Dân sự... và có sự chồng chéo, khó hiểu khó vận dụng khi thực hiện. Hệ thống văn bản đầy đủ nhưng không hiệu quả, cần phải bàn để tìm lối ra.
“Tình trạng cán bộ thực thi vừa làm theo luật quy định vừa phải đi nhờ vả. Điều này rất khó khăn và hiệu quả thấp, vì đã là nhờ vả thì thích người ta giúp còn không thì thôi. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật chưa theo kịp xu thế phát triển, nước nào cũng có nhưng ở Việt Nam khoảng cách này khá xa. Riêng Bộ luật Hình sự lớn nhưng chưa kịp thấy rõ”, ông Long bình luận.
Ông Long cho biết, thực tiễn cho thấy có những món nợ mà ngân hàng không đòi được do khách hàng không hợp tác, mời nhưng không đến, né tránh, thậm chí thách đố, trong khi vẫn sản xuất kinh doanh, nhà lầu xe hơi, bỏ doanh nghiệp này lập doanh nghiệp khác...
“Tình trạng này rất phổ biến, nếu đối chiếu pháp luật hiện hành thì ngân hàng phải khởi kiện ra toà. Tuy nhiên, khi ra toà thời gian chờ toà tuyên kéo dài khiến nhiều ngân hàng nản lòng”, ông Long cho biết.
Tại hội thảo nhiều ngân hàng kêu khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo, nợ xấu.
Ông Long cho biết thêm, để xử lý, thu hồi nợ xấu nhiều ngân hàng đã gửi công văn đến cơ quan công an nhờ giúp đỡ, tuy nhiên, cơ quan điều tra chỉ điều tra khi có dấu hiệu tội phạm. Vì vậy, có nhiều trường hợp cơ quan điều tra không làm được, vì nếu làm thì vi phạm quy định của pháp luật.
“Doanh nghiệp nợ ngân hàng có hồ sơ, tài sản đảm bảo của ngân hàng có nhưng diễn ra tranh chấp nhiều năm không trả khiến nhiều tài sản để lại bị hao mòn vô hình. Cơ quan điều tra hoàn toàn ủng hồ việc ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ nếu không ảnh hưởng và chứng minh phạm tội. Điều này đưa vào luật càng sớm càng tốt, nhưng giờ trước mắt phải nhờ vả điều tra, không tránh khỏi tình trạng xin cho”, ông Long bình luận.
Vay ngân hàng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú
Cũng tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc NHNN, cho biết thực tiễn xử lý tài sản đảm bảo của hệ thống TCTD thời gian qua cho thấy còn tồn tại nhiều rào cản, vướng mắc, bất cập từ nhận thức chưa đúng về quyền xử lý tài sản đảm bảo hợp pháp.
"Các khó khăn vướng mắc do các quy định pháp luật không phù hợp, còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, có những khoảng trống đến cách hiểu, áp dụng pháp luật chưa đúng của tổ chức, cá nhân liên quan", Phó Thống đốc nhấn mạnh.
PGS.TS Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc NHNN phát biểu tại hội thảo.
Tại hội thảo, đại diện VPBank cho biết các vướng mắc VPBank gặp phải trong quá trình thực hiện quyền xử lý tài sản đảm bảo khá đa dạng: Từ việc áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền, vướng mắc khi xử lý tài sản đảm bảo thông qua khởi kiện và ở giai đoạn thi hành án.
Ông Nguyễn Thành Long, Phó Tổng Giám đốc VPBank, cho biết hiện nay khi xảy ra nợ xấu, trường hợp khách hàng vay cố tình trốn tránh, bỏ đi khỏi nơi cư trú, TCTD không thể liên lạc, xác minh được là rất nhiều.
Dẫn chứng trường hợp cụ thể, ông Long nhấn mạnh tới trường hợp Công ty ATS. "Chúng tôi mất rất nhiều năm không thu được một đồng nợ lãi và gốc nào, ngay cả khi phải đưa ra tòa, có bản án của tòa, có biên bản bàn giao thì công ty vẫn vi phạm thỏa thuận, đi ngược phán quyết của tòa. Thậm chí sau đó có công văn của tòa cấp cao khẳng định không đủ cơ sở để xem xét lại vụ việc, trên cơ sở đó chúng tôi đã được UBND Hà Nội sang tên tài sản thì công ty vẫn tiếp tục kiện cáo và xuyên tạc sự việc", ông Long cho biết.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty luật BASICO, trọng tài viên VIAC, nhận xét nợ xấu là kết quả của nền kinh tế, chủ yếu do nguyên nhân các doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, không có khả năng trả nợ, mà hầu hết, ngân hàng là nạn nhân chứ không phải là thủ phạm.
“Nếu để tình trạng nợ xấu kéo dài hoặc chỉ xử lý về hình thức con số trên sổ sách thì môi trường kinh doanh sẽ còn tiếp tục khó khăn, bất ổn, lãi suất sẽ vẫn cao, hiệu quả sẽ rất kém, ảnh hưởng đến nền kinh tế”, ông Đức bình luận.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.