Bạn đọc Hoa Quỳnh (Cầu Giấy, HN): Thưa ông Liêm, việc chủ đầu tư xin cấp phép lấy đất từ các dự án nhà máy, cơ sở, trường học, chợ rồi sau một vài lần chuyển đổi công năng, mục đích thì tiến hành xây cao ốc, trung tâm thương mại cao chót vót có phải là nguyên nhân gây nên tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay ở Hà Nội?
Tình trạng ùn tắc giao thông ở Thủ đô đang diễn ra ngày một trầm trọng. (Ảnh: VNN)
TS Phạm Sỹ Liêm: Đúng vậy, việc thay thế các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện ở nội đô bằng các khu đô thị, chung cư cao tầng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, chúng ta phải có một lộ trình rõ ràng và hợp lý trong chính sách hoán đổi đất này.
Tuy nhiên, tôi thấy như hiện nay, Chính phủ chưa có một chính sách rõ ràng đối với việc di dời các trụ sở, các bộ, các bệnh viện trường học lớn ra khỏi trung tâm. Chủ trương di dời là nhằm mục đích giảm bớt căng thẳng giao thông đô thị nhưng chưa có một lộ trình, kế hoạch rõ ràng bộ ngành nào đi bộ ngành nào không đi? Đất đai để lại dùng vào việc gì...?
Ngoài ra, chúng ta đang thiếu một cơ quan điều phối chung việc này mà theo ý tôi là chính là trách nhiệm của Bộ Xây dựng được Chính phủ ủy quyền, giao phó.
Còn về trách nhiệm của Hà Nội thì khi cấp đất cho việc di chuyển thì không yêu cầu đơn vị phải trả lại đất hiện đang sử dụng, theo ý tôi là khi cấp đất mới thì đơn vị phải có cam kết rõ ràng có trả hay không trả đất cũ vì có nhu cầu sử dụng cho các đơn vị khác trực thuộc.
Ví dụ như bộ thì đi nhưng các cơ quan trực thuộc bộ lại muốn ở lại vì thiếu chỗ làm việc chẳng hạn thì với những trường hợp như vậy, Hà Nội phải xem xét kỹ, có nên đồng ý hay là không?
Vui lòng nhập nội dung bình luận.