TS. Lê Xuân Nghĩa: Cấu trúc kinh tế “bắt đầu” có sự dịch chuyển

Huyền Anh Thứ tư, ngày 19/12/2018 14:55 PM (GMT+7)
“Sức bật đối với kinh tế trong năm 2019 và những năm tiếp theo sẽ đến từ 2 lĩnh vực là nông nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào chu kỳ giảm dần chứ không thể hồ hởi phấn khởi như sau trận Việt Nam tháng AFF cup 2018”, TS. Lê Xuân Nghĩa nêu quan điểm tại toạ đàm với chủ đề “Sức bật kinh tế 2019 nhìn từ tam nông”
Bình luận 0

Sáng nay (19.12) báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức toạ đàm với chủ đề “Sức bật kinh tế 2019 nhìn từ tam nông” với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia kinh tế uy tín trên cả nước cùng đại diện các cơ quan quản lý. Đây là năm thứ hai báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức sự kiện.

Cấu trúc kinh tế “bắt đầu” có sự dịch chuyển

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, TS. Trần Đình Thiên cho rằng: Thứ nhất kinh tế, cân đối giữa ổn định và tăng trưởng tốt hơn, ổn định rõ hơn. Cấu trúc, dịch chuyển về cơ cấu bắt đầu, chưa đến nỗi quyết liệt, nhưng thay đổi nông nghiệp chất lượng tăng lên thật sự. Dịch vụ du lịch cũng được đẩy mạnh. Công nghiệp khai khoáng giảm dù chưa thưc sự như mong muốn, nhưng rõ ràng đã dịch chuyển.

Ngoài ra, nền kinh tế đã có những cải cách rất mạnh, hành động cải cách. Có 2 điểm, Chính phủ nỗ lực tháo bỏ trói buộc cho doanh nghiệp, chi phí cho doanh nghiệp đỡ đi, rõ ràng đó là nỗ lực của Nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân, sau 30 năm khu vực tư nhân lại có khuynh hướng được trỗi dậy, dịch chuyển trở lại.

img 

Trên một góc nhìn khác, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên hội đồng chính sách tiền tệ Quốc gia lại nhận định, cấu trúc kinh tế của Việt Nam đang có sự tiến bộ là hoàn toàn chưa thỏa đáng. Theo vị này, cấu trúc kinh tế nước nhà vẫn chưa đạt được tiến bộ nào nếu xét theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nêu dẫn chứng cho nhận định này, ông Nghĩa dẫn dụ “Việt Nam bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa từ năm 1995. Nhưng trên thực  tế chúng ta đang thoái nông nghiệp đi vào dịch vụ. Con số thống kê cho thấy, tăng trưởng GDP trong 20 năm qua trong ngành chế biến chế tạo không hề thay đổi trong đó hàm lượng nước ngoài trong công nghiệp chiếm quá nửa. Tức là toàn bộ công nghiệp chế tạo nằm trong tay nước ngoài, trong khi 1 nửa công nghiệp chế biến nằm trong tay khách hàng. Trừ ô tô của VinFast xuất hiện thì hơn 20 năm qua chưa có 1 sản phẩm nào chế tạo thực sự.

Nếu xét về cơ cấu lao động và giá trị gia tăng trên 1 lao động, trong 20 triệu lao động chỉ có 5,5 triệu lao động dành cho lĩnh vực công nghiệp. Giá trị gia tăng trên 1 lao động của nông nghiệp vẫn đang tăng lên, trong khi khu vực công nghiệp lại giảm. Đặc biệt từ năm 2008 khi Việt Nam mở cửa thu hút FDI tốc độ giảm nhiều hơn”

“Vốn cũng vậy, vốn dành cho lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp so với dịch vụ là 50 – 50. Đến thời điểm này dịch chuyển theo tỷ lệ 40 – 60”, ông Nghĩa nói.

Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, những con số này cho thấy, kinh tế Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng dịch vụ thay vì hướng công nghiệp hóa. Dù không thỏa đáng nếu xét theo mục công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng đây lại được xem là tín hiệu tích cực

Ông Nghĩa nói, “Chúng tôi nghiên cứu tại 25 nước phát triển cao trên thế giới thì đây là xu hướng phát triển thành công, là xu hướng tốt. Theo tôi, chúng ta nên nghiên cứu phát triển kinh tế hướng này bởi thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp và du lịch”

Bàn luận về bài toán sở hữu nhà nước, ông Nghĩa lấy dẫn chứng “Tại Trung Quốc, quốc gia này cố tình níu kéo DN nhà nước ở lại là để làm công nghiệp hóa và họ đã thành công. Tuy nhiên, đối với nền kinh tê Việt Nam, chúng ta níu kéo DN nhà nước chỉ để chứng minh sở hữu công mà không mang lại hiệu quả. Như vậy, làm sao chúng ta có lực để tái cơ cấu nền kinh tế được”

Kinh tế sẽ rơi vào thời kỳ suy giảm

‘Chúng tôi dự đoán, Việt Nam bắt đầu rơi vào chu kỳ tăng trưởng chậm lại. Chúng ta đạt được GDP bình quân đầu người 2.000 USD từ năm 2014 và duy trì đến nay với mức tăng trưởng cao đã là 1 thành công. Trung Quốc và Hàn Quốc họ cũng chỉ duy trì được trong thời gian như vậy và sau đó đều suy giảm. Việt Nam cũng sẽ vào chu kỳ giảm dần chứ không thể hồ hởi phấn khởi như sau trận Việt Nam tháng AFF cup 2018”, ông Nghĩa khẳng định

Cũng theo vị này, “sức bật của nền kinh tế phải dựa vào công nghệ nhưng tôi thấy công nghệ chưa có gì ghê gớm cả. Mặc dù người ta đang làm 4.0 nhưng lại không hiểu 4.0 là gì?”

img 

TS. Lê Xuân Nghĩa

Chính vì vậy, sức bật của nền kinh tế trong năm 2019 và những năm tiếp theo vẫn nằm ở lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ

Tuy nhiên, theo ông Nghĩa nông nghiệp và dịch vụ phải là “sạch”. Chiến lược này nên được ưu tiên phát triển và dịch chuyển trong 10 năm tới

Nhìn nhận về sức bật kinh tế 2019, TS. Ngô Trí Long cho rằng, độ mở nền kinh tế trên 20%, cao nhất thế giới nên tác động khó dự báo của chiến tranh thương mại Việt Trung. Chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện, năng suất lao động thấp, cạnh tranh còn yếu, phụ thuộc vào nước ngoài. Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào tăng trưởng tín dụng.

‘Mặc dù thu ngân sách năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước, nhưng chi cũng nhiều. Sức bật của nền kinh tế, theo tôi hiểu là động lực, vậy ta đã có 3 đột phá chiến lược, hiện đã thay đổi chưa, cải cách phát triển về hạ tầng, đã làm như thế nào, hiệu quả ra sao? Việc đào tạo nguồn nhân lực, phát minh kém, đánh giá nền khoa học của một nước là bao nhiêu phát minh, cống hiến?”, ông Long nêu quan điểm.

Hai động lực mới là phát triển kinh tế tư nhân và cách mạng công nghiệp 4.0. Trong khi đó quan điểm chúng ta vẫn mơ hồ về cách mạng 4.0, trong đó có những loại hình kinh tế mới, khi ra đời mâu thuẫn với kinh doanh truyền thống, làm sao để vận dụng linh hoạt, phù hợp thì sẽ tạo ra sức bật cho nền kinh tế.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem