Vì sao Forbes chưa xướng tên tỷ phú đô la Trịnh Văn Quyết?

Quốc Hải Thứ năm, ngày 16/03/2017 06:30 AM (GMT+7)
Trong tổng cộng 60 phiên giao dịch trong 3 tháng nay, cổ phiếu ROS (Công ty CP Xây dựng FLC Faros) của tỷ phú Trịnh Văn Quyết có tới 58 phiên tăng (1 phiên tăng trần) và chỉ có 1 phiên giảm giá, 1 phiên đứng giá...
Bình luận 0

img

Giá trị cổ phiếu cho tỷ phú Trịnh Văn Quyết thời điểm hiện tại đã lên tới hơn 52.361 tỷ đồng. (Ảnh: I.T) 

Đà tăng liên tiếp của cổ phiếu ROS trong 3 tháng nay đã mang về khối tài sản tính theo giá trị cổ phiếu cho tỷ phú Trịnh Văn Quyết thời điểm hiện tại đã lên tới hơn 52.361 tỷ đồng, bỏ xa người xếp thứ 2 trên sàn chứng khoán là tỷ phú Phạm Nhật Vượng của Tập đoàn Vincom (tổng giá trị tài sản hiện tại tính theo giá trị cổ phiếu hơn 31.492 tỷ đồng).

Đáng nói, tổng tài sản của ông Quyết cũng cao hơn nhiều so với tổng tài sản tính theo thị giá chứng khoán của 8 người còn lại trong danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Cụ thể, tài sản của 8 tỷ phú khác trong danh sách như: bà Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO Vietjet), ông Bùi Thành Nhơn (Tập đoàn Novaland), ông Trần Đình Long (Tập đoàn Hòa Phát), bà Phạm Thu Hương (Tập đoàn Vincom), bà Phạm Thúy Hằng (Tập đoàn Vincom), bà Lê Thị Ngọc Diệp (ROS), ông Đoàn Nguyên Đức (Tập đoàn HAGL) và ông Đỗ Hữu Hạ (Công ty CP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy) cùng chỉ đạt gần hơn 48.248 tỷ đồng - thua xa con số hơn 52.361 tỷ đồng của ông Trịnh Văn Quyết.

Dù khối tài sản lên tới hơn 52.361 tỷ đồng, nhưng đến thời điểm hiện tại Forbes vẫn chưa xướng tên ông Trịnh Văn Quyết với "danh xưng" tỷ phú USD của Việt Nam. 

Liên quan đến việc này, ông Nguyễn Xuân Quang, chuyên gia phân tích thị trường của một công ty chứng khoán tại TP.HCM cho rằng, hiện nay việc xác định “tỷ phú USD” của Việt Nam mới chỉ máy móc dựa trên "công thức" lấy vốn hóa nhân với giá cổ phiếu thành tiền.

Trong khi đó, ở nước ngoài họ dựa vào việc phân tích số liệu trong một thời gian dài, đồng thời cũng xem xét các yếu tố “nội tại” của cổ phiếu từ tính thanh khoản, lịch sử thanh khoản của cổ phiếu, tính ổn định và bền vững của doanh nghiệp, nợ nần của doanh nghiệp, sự hình thành và phát triển. Thậm chí có tính đến cả hình ảnh của doanh nghiệp, ví dụ như doanh nghiệp đó có từng bị kiện cáo, khiếu nại gì hay không…

Có lẽ, sự tăng trưởng nhanh của ROS thời gian qua là nguyên nhân khiến Forbes vẫn đang lặng lẽ quan sát mã cổ phiếu này trước khi chính thức công nhận ông Trịnh Văn Quyết là tỷ phú USD thứ 3 của Việt Nam.

Hiện tại, ROS xếp thứ 6 trong danh sách những doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất 2 sàn chứng khoán với giá trị vốn hóa 76.454 tỷ đồng, chỉ xếp sau 5 “ông lớn” là VNM, SAB, VCB, VIC và GAS. Tuy nhiên, đáng lưu ý vẫn là tốc độ tăng trưởng “khủng” của ROS trong năm 2016.

Cụ thể, nếu như doanh thu năm 2015 của ROS chỉ đạt 969 tỷ đồng thì năm 2016 doanh thu của ROS lên tới 3.260 tỷ đồng (tăng 236%); đồng thời lợi nhuận cũng tăng từ 116 tỷ đồng (năm 2015) lên tới 420 tỷ đồng (tăng 261%). Có lẽ đà tăng này đã giúp ROS trở thành mã cổ phiếu duy nhất trên thị trường hiện nay trong 3 tháng liền luôn chiếm sắc xanh trên thị trường...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem