Từ máu nghề đến SMART MOTHER EM
Tính đến ngày 1/5 toàn tỉnh Lâm Đồng đã có 526ha hoa cúc bị bệnh, chiếm 38,4% diện tích trồng. Trong đó nhiều diện tích mất trắng, khiến nhà vườn thua lỗ nặng nề, và trên thị trường chưa có loại thuốc đặc trị nào.
Đến ngày 1.5 toàn tỉnh Lâm Đồng đã có 526ha hoa cúc bị bệnh, chiếm 38,4% diện tích trồng. Ảnh: Duy Khôi
Theo ông Nguyễn Phước, với nông dân ở Đà Lạt và huyện Đơn Dương, ông sẵn sàng hỗ trợ 100% với diện tích khoảng 2.000m2 để ứng dụng bộ chế phẩm sinh học nhằm chứng minh hiệu quả.
|
Trở lại gặp ông Nguyễn Phước lần thứ 2 tại TP.Bảo Lộc, chúng tôi trao đổi vấn đề chính là làm sao để giảm thiệt hại cho người dân trồng hoa cúc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Ông Phước cho biết, virus đốm héo cà chua TSWV (Tomato spotted wilt virus) đến nay chưa thể có thuốc chữa, mà chỉ có thể phòng. Trên cơ sở đó, thời gian qua ông đã nghiên cứu, sản xuất ra chế phẩm sinh học SMART MOTHER EM, với các chuẩn vi sinh vật gốc trên nền tảng công nghệ Enzim, bảo vệ từng chuẩn vi sinh vật làm thay đổi môi trường, làm virus không phát tán ra được.
Ông Phước cho biết, bộ chế phẩm sinh học này gồm 5 loại, với những chức năng và công dụng khác nhau nên việc sử dụng cần tuân thủ đúng quy trình. Cụ thể, sau khi xới đất cùng phân chuồng ủ hoai mục và lên luống, người trồng sử dụng kết hợp các loại 01 (chuyên trị nấm và côn trùng), 03 (chế phẩm chuyên phun tưới gốc cây và phun trên lá), 04 (chuyên ủ bã thực vật và xử lý phân chuồng), 05 (bột cải tạo đất).
Bốn chế phẩm như ông Phước nói pha với 2.000 lít nước, phun đều trên diện tích 5.000m2 trước khi xuống giống 5 ngày. Bước tiếp theo, sau khi xuống giống được từ 5 ngày, nông dân tiếp tục dùng chế phẩm 01 và 02 pha chung với 1.200 lít nước, phun đều trên lá và gốc cây (nếu cây trồng đã bị bệnh thì 7 ngày phun một lần, ngược lại nếu cây phát triển bình thường thì 10 ngày phun 1 lần).
Cần phải chứng minh…
Nói về nguyên nhân hoa cúc bị nhiễm virus trên diện rộng ở Lâm Đồng, ông Phước cho biết, người trồng hoa cúc và một số cây trồng khác chăm bón chưa hợp lý, đặc biệt là quá lạm dụng thuốc BVTV và phân bón vô cơ, khiến đất bị thoái hóa, bị chua và mất kết cấu nên mất đi các vi sinh vật. Điều này khiến cây bị yếu, không kháng được nấm bệnh, kém phát triển. Để giảm tối đa thiệt hại của dịch bệnh này, nông dân cần xử lý thật sớm, ngay từ khi bắt đầu xuống giống chứ không để cây bị bệnh rồi mới đi tìm thuốc chữa.
Ông Phước cho hay: "Chế phẩm 02 giúp tăng sức đề kháng cho cây và cung cấp các khoáng chất, giúp cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng giai đoạn phân bào ra hoa...".
Bộ 5 sản phẩm của ông Nguyễn Phước làm thay đổi môi trường khiến virus không phát tán, phá hoại được cây trồng.
Trao đổi về tính khả thi của bộ chế phẩm sinh học SMART MOTHER EM, ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Về mặt khoa học, trên thị trường hiện nay đã có những sản phẩm có thể dùng để hạn chế sự phát triển của virus trên cây trồng trong danh mục thuốc BVTV của Việt Nam. Tuy nhiên, những hoạt chất này không phải là trừ, mà cơ bản là làm thay đổi môi trường giúp cây trồng khỏe và kháng bệnh được”.
Theo ông Hưng, nếu ông Phước khẳng định thuốc sinh học của mình có hiệu quả thì cần phải chứng minh được khi thuốc đi vào trong cơ thể con bọ trĩ (côn trùng mang virus) làm cho nồng độ virus trong bọ trĩ không đủ để tấn công cây trồng. Đối với cây trồng đã bị virus tấn công, ông Phước cần chứng minh khi phun thuốc thì sự gây hại của virus giảm như thế nào...
"Nếu sản phẩm của ông Phước hiệu quả, Chi cục rất hoan nghênh nhưng trước hết ông Phước cần liên hệ với chúng tôi để tiến hành khảo nghiệm, đánh giá sự hiệu quả khi sử dụng”, ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.