Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo chân cô giáo Nguyễn Thị Liên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, chúng tôi tìm đến làng Đắc Mế, xã Bờ Y, nơi Trinh đang sống trong ngôi nhà xập xệ được che chắn bằng vách nứa mục nát.
Trinh là con gái út trong gia đình 5 nhân khẩu (bố là người dân tộc Hre từ Quảng Ngãi lên Kon Tum lập nghiệp). Cuộc sống quanh năm chỉ trông chờ vào gần 1ha mì (sắn) nên gia đình em gặp không ít khó khăn.
Mấy năm trở lại đây, bố Trinh thường xuyên làm bạn với “ma men”. Mỗi lần như thế, cả gia đình Trinh lại phải hứng chịu những trận đòn roi vô cớ của người cha nát rượu. Cũng vì thế, anh cả và chị hai đã bỏ học để đi “bắt vợ”, “bắt chồng”.
Trinh phải theo mẹ lên rẫy hoặc đi gọt mì thuê kiếm tiền phụ giúp gia đình. Làm quần quật như vậy mà sáng nào đi học em cũng phải nhịn đói... Tuy nhiên, ước mơ trở thành cô giáo thôi thúc em hàng ngày vẫn bám lớp, bám trường.
Trò chuyện với tôi, Trinh tâm sự những điều mà ít ai nghĩ một cô bé mới học lớp 4 có thể suy nghĩ được: Từ trước tới giờ, trong làng Đăk Mế nơi em sinh sống chưa có ai tốt nghiệp THPT. Cũng vì mù chữ, nên gia đình em thường xuyên đói nghèo. Mỗi lần đi nhận các chế độ ưu đãi của Nhà nước, mẹ chỉ biết điểm chỉ chứ không biết người ta viết cái gì trong đó. Em muốn học thật giỏi để sau này trở thành cô giáo dạy chữ cho dân, bản; để tương lai mình sẽ tươi sáng hơn...
Vì suy nghĩ như vậy mà mới học lớp 4, nhưng ngoài giờ lên lớp, Trinh vẫn tranh thủ dạy chữ cho mẹ và những người mù chữ trong làng; tham gia học dệt thổ cẩm tại nhà rông văn hoá làng do Ban Dự án dân tộc Brâu tổ chức...
Thu Thùy
Vui lòng nhập nội dung bình luận.