Với số tuổi trên 25 năm, cây sắn của ông Nguyễn Văn Hùng mang một dáng vẻ phong trần, cổ lão. Tuy không đạt giải trong triển lãm hoa cây cảnh Đà Lạt năm 2017, nhưng đã thu hút được nhiều du khách tham quan. Đặc biệt , lão mì được nhiều người hỏi mua nhưng ông Hùng không đồng ý bán vì muốn để lại vườn để chơi.
Ông Nguyễn Văn Hùng đang chăm sóc "Lão mì" của mình, chuẩn bị đưa về vườn nhà sau thời gian trưng bày tại triển lãm hoa cây cảnh Đà Lạt năm 2017.
Cận cảnh tác phẩm "Lão mì" của ông Nguyễn Văn Hùng. Ông Hùng kể lại: "Năm 1993, bên cạnh nhà tôi, có nhà trồng sắn rồi múc bỏ trồng cà phê, cây này họ vứt ở bờ suối, tôi nhìn thấy vẫn sống, nhưng vẫn còn nguyên gốc rễ và cả củ khá dài nên tôi mang về trồng. Từ khi mang về trồng đến nay đã được 25 năm, tôi mất khoảng 7 năm để hoàn thiện được bộ tán như thế này".
Bộ gốc vẫn còn nhiều củ khi ông Nguyễn Văn Hùng mang về trồng, đến nay cây đã được hơn 25 tuổi nhưng cây vẫn phát triển tốt.
Thân của cây sắn cũng khá to, tuy đã già nhưng cây chưa hề có dấu hiệu suy yếu, mục thân.
Phần gốc, củ của cây lên da rất dày, màu lâu năm nên rất đẹp, có nhiều hang hốc, sẹo tạo nên vẻ cổ lão của cây. Đó cũng chính là điều khiến nhiều du khách thích thú, tham quan.
Một phần còn lại của củ "Lão mì" rất to, to khoảng một bàn tay. Điều đó chứng tỏ 25 năm là con số biết nói khi nói về cây sắn của ông Nguyễn Văn Hùng.
Để tạo được bộ tán hoàn thiện như hiện tại, ông Nguyễn Văn Hùng đã phải mất 7 năm. Ảnh: Văn Long.
Nhìn từ dưới lên, bộ tán của "Lão mì" giống như bàn tay đang xòe rộng của một người.
Nhiều phần của cây khiến khách tham quan cũng không phân biệt được phần thân hay phần củ của "Lão mì".
Phần gốc của "Lão mì" có nhiều sẹo, lên rêu được ông Nguyễn Văn Hùng chăm sóc rất kỹ và là cây sắn duy nhất trong vườn cây cảnh của mình.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.