Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành các quy định để phòng chống mất tập trung khi tham gia giao thông, một trong số đó có thể kế đến quy định cấm sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông. Tuy nhiên tình trạng lái xe xao nhãng vẫn còn khá phổ biến và ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam.
Tưởng chừng suy nghĩ miên man là vô hại nhưng thực tế lại tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Bởi khi đầu óc con người chìm sâu vào các suy nghĩ thì dễ dần dần lơ là, thiếu chú ý với những diễn biến trên đường.
Một nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng trong tất cả vụ va chạm xảy ra bởi lái xe mất tập trung thì có đến 62% là do tài xế miên man suy nghĩ tới việc khác. Tỷ lệ này cao gấp 5 lần so với nguyên nhân nói chuyện điện thoại hay nhắn tin khi đang lái xe.
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, chiếc điện thoại gần như là vật bất ly thân. Chức năng của nó đã không đơn giản chỉ nghe/gọi mà còn giúp tìm kiếm thông tin, truy cập internet, giải trí… Tuy nhiên những cuộc gọi, tin nhắn, những thông báo từ một trang tin hay mạng xã hội nào đó… tất cả đều dễ dàng khiến người lái bị mất tập trung. Nghe điện thoại, nhắn tin, lướt mạng xã hội… luôn là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tai nạn nhất.
Tỷ lệ các vụ tai nạn liên quan đến việc sử dụng rượu, bia ngày càng tăng cao. Đặc biệt, hậu quả của những vụ tai nạn này cũng thường rất nghiêm trọng. Đây chính là lý do vì sao nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam áp dụng quy định nghiêm cấm người uống bia rượu điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Buồn ngủ cũng là một trong những yếu tố gây mất tập trung lái xe thường gặp, nhất là khi lái xe đường dài hay lái xe ban đêm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng buồn ngủ chính là nguyên nhân thứ hai gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng sau lái xe uống rượu bia.
Ăn uống khi đang lái xe là một hành động mà tài xế phạm sẽ phải cùng lúc nhiều loại xao nhãng. Thay vì tập trung lái xe, mắt quan sát phía trước thì rất dễ hướng sự chú ý đến món ăn hay thức uống. Và lẽ dĩ nhiên tay cũng rời bỏ vô lăng để cầm đồ ăn, thức uống, thậm chí cầm liên tục trong một quãng đường dài. Một nghiên cứu kết luận ăn uống khi lái xe có thể tăng rủi ro gặp tai nạn lên đến 80%.
Lái xe khi đang trong trạng thái tức giận, bực bội, kích động cũng có thể tăng nguy cơ gặp tai nạn lên gấp 10 lần. Ở các nước có hệ thống giao thông phức tạp, thường xuyên kẹt xe, thời tiết nắng nóng như Việt Nam thì tâm trạng, cảm xúc con người có thể dễ bị ảnh hưởng hơn dù chỉ gặp một tình huống nhỏ không hài lòng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.