Sự xuất hiện thêm condotel cao cấp có khả năng gây dư thừa hoặc khiến phân khúc này bão hòa, trong khi tốc độ tăng trưởng khách không thể gây tăng đột biến công suất buồng hiện có. Nếu condotel xuất hiện không có tính toán theo quy hoạch thì chủ đầu tư thứ cấp rất dễ bị chôn vốn đầu tư do khả năng sinh lợi của dự án không như kỳ vọng... Do đó, việc dự báo, quy hoạch và cấp phép lại đặt lên vai các cơ quan quản lý nhà nước.
Ông Lê Ngọc Tuấn, Vụ khách sạn - Tổng cục Du lịch Việt Nam
|
Về câu hỏi của đại diện một DN tư vấn BĐS "Hiện nay các dự án BĐS nghỉ dưỡng ven biển có thời hạn sở hữu 50 năm. Một vài chủ đầu tư cấp sổ đỏ 50 năm cho người mua. Vậy, sau thời hạn này thì tính sở hữu đối với các BĐS sẽ ra sao?", ông Thường thừa nhận "Đây là câu hỏi khó".
Theo lãnh đạo Phòng quản lý thị trường BĐS Luật Kinh doanh BĐS chỉ quy định chung cho những giao dịch mua bán BĐS, chứ không quy định riêng cho từng trường hợp BĐS là Condotel và Officetel. Luật Nhà ở chỉ quy định những vấn đề liên quan tới nhà ở.
Chúng tôi đã báo cáo với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng rằng: Đây là loại hình BĐS mới mà Luật không quy định cụ thể. Tuy nhiên, chúng tôi đi theo hướng "nếu đó là nhà ở, thì cho phép đầu tư, chấp thuận đầu tư, xác định đó là nhà ở thì sẽ thực hiện theo Luật Nhà ở. Còn nếu là dịch vụ thì thực hiện theo khách sạn".
Chúng tôi đã yêu cầu rất nhiều lần các DN bán codotel hãy cho tôi mượn cuốn sổ đỏ nhưng họ không cho. Mặc dù họ luôn khẳng định rằng condotel đã có sổ?! - ông Thường cho biết
Nếu Nhà nước cho DN thuê đất để xây dựng khách sạn để cho thuê, thì anh (tức DN) không được làm condotel. Trong trường hợp cho thuê đất để xây dựng tòa nhà hỗn hợp (một phần làm khách sạn, một phần làm các căn hộ cho thuê, một phần làm căn hộ để bán condotel) thì DN được làm theo nội dung tương ứng.
Căn cứ cao nhất là Nhà nước quyết định cho phép xây dựng cái gì. Từ đó, mới xác định được quyền sử dụng đất là lâu dài hay không lâu dài. Nếu là đất ở, sẽ được Nhà nước giao đất lâu dài. Nếu là đất thuê có thời hạn, giả sử tài sản trên đó được bán thì người sở hữu tài sản sẽ được thuê đất theo thời hạn thuê. Còn nếu hỏi " sẽ thế nào sau 50 năm", thì đến bây giờ còn chưa rõ nữa là "sau đó"... – ông Thường thừa nhận.
Pháp lý sở hữu BĐS condotel vẫn tiếp tục gây lấn cấn cho các giới, đặc biệt là nhà đầu tư
Tới đây, Bộ Xây dựng sẽ ra tiêu chuẩn xây dựng condotel. Cũng như việc chúng tôi sắp ra quy chuẩn về nhà ở (có nhà ở diện tích nhỏ). Nên nhớ, đây chỉ là tiêu chuẩn xây dựng cho condotel. Còn quyền sở hữu thì liên quan tới quyết định đầu tư cho phép làm cái gì như tôi vừa phân tích.
"Tôi chưa sưu tầm được một sổ đỏ nào về condotel. Nếu ai có thì cho chúng tôi mượn (!) Bởi chúng tôi đã yêu cầu rất nhiều lần các DN bán condotel hãy cho tôi mượn cuốn sổ đỏ nhưng họ không cho. Mặc dù họ luôn khẳng định rằng condotel đã có sổ?!", ông Thường cho biết.
Như vậy, đến nay tính pháp lý condotel vẫn chưa rõ ràng. Nếu muốn trả lời cặn kẽ, phải có các chuyên gia bên mảng đất đai – tài nguyên môi trường.
Pháp luật cần hướng dẫn cụ thể việc cấp giấy chứng nhận cho condotel theo hướng cá nhân/tổ chức có thể mua và được cấp giấy chứng nhận, dù dự án đó được xây dựng trên đất thương mại dịch vụ hay đất ở không hình thành đơn vị ở. Điều này giúp chủ sở hữu căn hộ tiếp cận được với các nguồn tín dụng khi đầu tư căn hộ trong dự án. Vì chỉ khi có giấy chứng nhận chủ sở hữu căn hộ mới có thể thế chấp chính căn hộ (tài sản hợp pháp) của mình, để vay vốn ngân hàng/tổ chức tín dụng.
Ông Đoàn Văn Bình – Chủ tịch HĐQT CEO Group chia sẻ tại Hội thảo “Toàn cảnh thị trường bất động sản phân khúc condotel – Cơ hội và thách thức” hồi tháng 1 tại Hà Nội.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.