Hỗ trợ vay nông nghiệp công nghệ cao lên đến 100%
Cụ thể, ngoài các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Trung ương, thành phố đã có các quyết định 36, 13, 04... đang còn hiệu lực thi hành liên quan đến chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động.
Nhiều nông dân đã thoát nghèo, đi lên làm giàu từ những đồng vốn vay theo chính sách hỗ trợ của TP.HCM. Ảnh: S.A
Theo Ngân hàng Nhà nước, hơn 10 năm qua, dòng tín dụng của hệ thống ngân hàng cho lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng NTM luôn tăng với tốc độ cao, từ 17 – 21%/năm và chiếm tỷ trọng khoảng 25% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng.
|
Hay mới đây nhất, ngày 12/2/2018, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 655/QĐ-UBND quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 - 2020.
Theo đó, thành phố sẽ hỗ trợ từ 60 - 100% lãi suất cho vay sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với hạn mức hơn 10 tỷ đồng, thời gian phê duyệt không quá 26 ngày làm việc. UBND quận - huyện quyết định hỗ trợ lãi vay đối với phương án vay vốn dưới 10 tỷ đồng, phê duyệt không quá 11 ngày; riêng huyện Cần Giờ, Củ Chi không quá 13 ngày.
Nông dân Nguyễn Thanh Hà - chủ cơ sở vườn kiểng Hà Ba Trận ở TP.HCM, cho biết: “Tôi vay được 5 tỷ đồng từ Agribank với chương trình hỗ trợ lãi suất theo QĐ 655 lên tới 80%. Nhờ đó gia đình hoàn toàn yên tâm để phát triển vườn mai với diện tích hơn 5.000m2, doanh thu hàng năm khoảng 4 - 5 tỷ đồng. Và quan trọng là tôi vẫn giữ được nghề truyền thống của gia đình từ hàng chục năm nay”.
Hay như trường hợp bà Nguyễn Thị Bé - chủ vườn lan Mokara Minh Dũng ở Củ Chi. Đầu 2016 bà mở rộng diện tích vườn lan lên 10.000m2 với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ đồng, trong đó vay ưu đãi vốn ưu đãi hết 600 triệu đồng. Sau 2 năm bà đã trả xong nợ ngân hàng. Hiện với diện tích 10.000m2, bà đang trồng 30.000 gốc lan Mokara, mỗi tuần cung cấp từ 4.000 - 6.000 cành lan cho thị trường. Mỗi năm, vườn của bà còn xuất bán khoảng 10.000 cây giống cho nông hộ trong vùng và các tỉnh lân cận, thu bình quân 800 triệu đồng/năm.
1 đồng vốn ngân sách, huy động được 21 đồng xã hội
Theo Văn phòng Điều phối NTM TP.HCM, từ năm 2010 đến nay, 5 huyện xây dựng NTM của thành phố đã phê duyệt cho 25.739 hộ được hỗ trợ lãi vay với tổng vốn đầu tư 12.548 tỷ đồng, tổng vốn vay 7.759 tỷ đồng. Bình quân vốn đầu tư đạt 0,487 tỷ đồng/hộ/phương án, bình quân vốn vay đạt 0,3 tỷ đồng/hộ/phương án. Tổng kinh phí giải ngân hỗ trợ lãi vay từ ngân sách đối với các phương án được duyệt tại 5 huyện là hơn 604 tỷ đồng.
Từ đó cho thấy với 1 đồng vốn ngân sách hỗ trợ lãi vay, sẽ huy động được 20,8 đồng vốn xã hội, trong đó huy động từ tổ chức tín dụng là 12,8 đồng, huy động trong dân là 8 đồng.
Ông Dân cho biết, không chỉ hỗ trợ nông dân, QĐ 655 còn hỗ trợ cho các HTX, doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng từ 60% đến 100% lãi vay, với hạn mức hơn 10 tỷ đồng.
Chính sách này dành cho các doanh nghiệp, HTX đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp; ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ và có phương án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao…
Văn phòng Điều phối NTM cho biết, chương trình ưu đãi vay vốn đã tạo nên nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả tại các huyện NTM, như: Dự án xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ sữa bò tươi của HTX Bò sữa Tân Thông Hội đầu tư 37 tỷ, vay 25 tỷ đồng; Dự án xây dựng trại chăn nuôi bò thịt kết hợp vườn, ao, chuồng tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi rộng 18.560m2/100 con bò giống Droughtmaster với vốn đầu tư 11.242 tỷ, vay hỗ trợ thêm 7 tỷ đồng...
“Thông qua các phương án sản xuất được hỗ trợ lãi vay giai đoạn 2010-2019 đã giải quyết việc làm cho hơn 60.431 lao động, trong đó có khoảng 6.309 lao động là đối tượng hộ nghèo”- ông Dân cho biết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.