Bộ trưởng Bộ NNPTNT: Phòng chống thiên tai là việc của toàn dân

Minh Long (thực hiện) Thứ hai, ngày 22/05/2017 11:56 AM (GMT+7)
Việt Nam là một trong số 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Riêng trong năm 2016, nước ta phải hứng chịu 20 loại hình thiên tai trong tổng số 21 loại hình thiên tai trên thế giới, trừ sóng thần.
Bình luận 0

Kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai (22.5.1946 – 22.5.2017), Bộ trưởng Bộ NNPTNT  Nguyễn Xuân Cường, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chia sẻ với báo chí về nội dung này. 

img

Việt Nam là một trong số những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai. Nguồn ảnh: CafeF.

Xin Bộ trưởng cho biết ý nghĩa ngày phòng chống thiên tai năm nay như thế nào?

-Ngày truyền thống phòng chống thiên tai nhắc nhở chúng ta là thiên tai xảy ra thường xuyên không trừ một vùng nào trên cả nước, mức độ ngày càng khắc nghiệt, Mọi tổ chức từ khu vực Nhà nước, xã hội và toàn dân cần luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động đưa ra các hoạt động ứng phó phù hợp nhất. Nhắc nhở các cấp chính quyền có kế hoạch rút kinh nghiệm qua từng năm để lựa chọn phương án tốt nhất, truyền đạt thông tin để người dân ý thức được trách nhiệm của mình, phối hợp với hệ thống chính trị, cùng với toàn xã hội. Thông qua đây Việt Nam cũng muốn gửi thông điệp đến cộng đồng quốc tế cùng chia sẻ chung sức với Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai đảm bảo phát triển bền vững.

Ông có nhận định như thế nào về công tác phòng chống thiên tai những năm qua?

-Những tác động biến đổi khí hậu đòi hỏi nguồn lực rất lớn với nguồn lực đầu tư của chúng ta hiện nay là chưa đủ. Bên cạnh đó, các loại hình thiên tai diễn ra bất thường, vượt xa khỏi những dự báo. Địa hình Việt Nam có hơn 3/4 là núi và hướng ra biển, nên những tổn thương và tác động của biến đổi khí hậu đến rất nhanh. Năm 2016, tổng kinh phí Trung ương đầu tư cho công tác này là khoảng 5.600 tỉ đồng riêng về ứng phó, còn các công trình đầu tư các thiết chế hạ tầng khác chưa tính. Cùng với đó cả hệ thống ngân sách của địa phương, chúng ta cũng đúc rút được phương châm chỉ đạo tổng kết từ thực tiễn nhân thành phương châm chung đó là “phương châm 4 tại chỗ”. Riêng năm 2016, thiên tai xảy ra khắc nghiệt nhưng chúng ta đã hạn chế đến mức thấp tỉ lệ gây thiệt hại đến tính mạng người dân, giảm thiểu thiệt hại về vật chất, về sản xuất nói chung.

img

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường (giữa). Ảnh: Hữu Anh.

Vậy để nâng cao hiệu quả ứng phó thiên tai trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, các Bộ ngành, địa phương và người dân cần lưu ý như thế nào, thưa Bộ trưởng?

-Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chúng ta phải rút ra kinh nghiệm để nhân Ngày phòng chống thiên tai năm nay rà soát, tổng kết và đánh giá lại qua đó nêu cao tinh thần cảnh giác, bổ sung kịp thời vào các chiến lượcđề án phát triển kinh tế của mỗi địa phương. Từ Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai đến Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp tự rà soát lại phương châm của mình, đặc biệt phải tập trung tuyên truyền. Phòng chống thiên tai là công việc của toàn dân, toàn xã hội không trừ một ai, sẽ góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong đó trách nhiệm các cơ quan truyền thông hết sức quan trọng song hành trong các khâu dự tính, dự báo để phối hợp tuyên truyền trước trong và sau khi thiên tai xảy ra cũng như việc phục hồi sau các đợt thiên tai.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem