Giá heo hơi 30/4: Ngành chăn nuôi lợn lâm cuộc "khủng hoảng" mới

Minh Huệ Thứ hai, ngày 29/04/2019 06:05 AM (GMT+7)
Tình hình dịch tả lợn châu Phi (ASF) vẫn đang diễn biến phức tạp, người tiêu dùng giảm hoặc ngưng ăn thịt lợn do e ngại dịch bệnh nên đã đẩy ngành chăn nuôi lợn nước ta lâm vào một cuộc "khủng hoảng" mới chỉ sau một năm hồi phục. Điều này cũng khiến mục tiêu xuất khẩu thịt lợn càng trở nên khó khăn.
Bình luận 0

Thiệt hại hơn 100 tỷ đồng/ngày

Tính đến ngày 24.4, sau khi 2 tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn công bố hết dịch tả lợn châu Phi thì cả nước còn 21 tỉnh, thành phố còn ổ dịch chưa qua 21 ngày. Thông tin dịch bệnh này đang được kiểm soát, ngăn chặn tốt đã giúp giá lợn hơi cả nước tăng nhẹ, tuy nhiên việc tiêu thụ thịt lợn tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống vẫn khó khăn. Khoảng 1 tuần gần đây, lượng lợn về chợ đầu mối trên địa bàn TP.HCM dao động từ 4.000 – 5.500 con/đêm, giảm mạnh so với hồi cuối năm 2018 nhưng các thương lái tiêu thụ khá chậm.

Ông Nguyễn Văn Hải - thương lái mua bán lợn ở Tiền Giang cho hay, do chợ tiêu thụ chậm nên ông chỉ nhập lợn về chợ Bình Điền (quận 8, TP.HCM) khoảng 30 con/ngày, bằng một nửa so với trước, vậy mà nhiều hôm còn dính lỗ vì giá lợn tại chợ đầu mối giảm sâu.

Theo đó, có phiên giá thịt lợn mảnh chỉ còn 50.000 đồng/kg, còn lợn nái xuống 32.000 đồng/kg, giảm từ 15.000 – 20.000 đồng/kg so với mức giá cao nhất thời điểm sau Tết Nguyên đán. 

img

 Mô hình chăn nuôi lợn của nông dân phường Phương Nam (TP.Uông Bí, Quảng Ninh). ảnh internet

Theo đại diện các chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn, do nhu cầu của người tiêu dùng giảm nên giá lợn có xu hướng giảm liên tục trong nhiều tuần qua. Điều nghịch lý ở chỗ, lượng lợn về chợ giảm, nhưng không có nghĩa là thị trường khan hiếm mà ngược lại, nguồn cung lợn hơi trong dân, nhất là các tỉnh phía Nam vẫn khá dồi dào.

Ông Nguyễn Văn Hưng - một người chăn nuôi tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai) than thở, sau khoảng 2 tháng xuất hiện dịch tả lợn châu Phi mà giá lợn hơi đã giảm gần 15.000 đồng/kg (từ  52.000 – 55.000 đồng/kg giảm còn 38.000 – 42.000 đồng/kg), khiến người chăn nuôi thiệt hại nặng nề. Ngoài việc giá giảm nhanh, có nơi xuống dưới giá thành thì người chăn nuôi lợn còn khó tiêu thụ, vừa nuôi lợn vừa lo nơm nớp.

Khổ sở nhất là những người chăn nuôi lợn ở các tỉnh đang có dịch. Ngoài những hộ bị thiệt hại lớn do lợn nhiễm virus ASF buộc phải tiêu huỷ, thì những hộ có đàn lợn khoẻ mạnh cũng bị “vạ lây” vì bán không được, nuôi tiếp thì ngày càng tốn kém.

Anh Nguyễn Thế Anh - chủ trang trại đang nuôi gần 1.000 con lợn thịt ở huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, trước đây tháng nào gia đình anh cũng xuất bán 1 xe lợn, thương lái đến trả giá mua nhanh bán nhanh, không kỳ kèo, nhưng nay giá đã giảm mạnh (chỉ còn 36.000 - 38.000 đồng/kg) mà gọi mấy lần thương lái mới đến bắt.

Trong khi đó, ông Kiều Minh Lực - Phó Tổng Giám đốc Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam (TP. Biên Hòa, Đồng Nai), dẫn số liệu của Bộ NNPTNT cho biết mỗi ngày nước ta tiêu thụ khoảng 10.000 tấn thịt lợn. Trong tháng 3, do người tiêu dùng giảm ăn thịt lợn nên sản lượng thịt lợn tiêu thụ ước giảm tới 50%. Chỉ lấy mức giá giảm 10.000 đồng/kg so với trước khi xảy ra dịch bệnh, thì thiệt hại của ngành chăn nuôi đã lên đến 100 tỷ đồng/ngày, tức 3.000 tỷ đồng/tháng.

"Mặc dù vậy, vẫn còn những thiệt hại lớn hơn chưa tính toán được, đó là lượng lợn không tiêu thụ được sẽ tốn kém thêm tiền thức ăn, công chăm sóc, dễ phát sinh dịch bệnh hơn và người dân khó có điều kiện để tái đàn hơn, thậm chí có hộ đã mất trắng vì dịch bệnh" - ông Lực cho hay.

Thị trường khó phục hồi

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, dịch ASF xâm nhiễm vào Việt Nam, cùng với lượng thịt nhập khẩu gia tăng khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại song phương, đa phương đã khiến giá lợn hơi trong nước năm 2019 diễn biến khó lường. Đặc biệt là việc xuất khẩu sản phẩm thịt lợn sẽ gặp khó khăn, có thể không đạt mục tiêu đặt ra do dịch bệnh. Thực tế là một số nước đã ra thông báo không nhập khẩu thịt lợn có nguồn gốc từ Việt Nam do e ngại bị lây nhiễm virus ASF.

img

Chăn nuôi nông hộ dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do dịch tả lợn châu Phi, giá heo hơi (giá lợn hơi) giảm nhanh, tiêu thụ khó khăn. Ảnh minh họa: I.T

Báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng cho biết, dịch ASF xuất hiện đã đe dọa sự phục 

Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), xu hướng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là thực hành chăn nuôi theo chuỗi liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để đảm bảo chia sẻ trách nhiệm, lợi ích giữa các bên, tránh rủi ro; đồng thời giúp người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và cân đối cung cầu các sản phẩm chăn nuôi. 

hồi của thị trường lợn trong năm 2019. ASF sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung lợn, đặc biệt từ các nông hộ vốn đã suy giảm đáng kể sau đợt khủng khoảng giá năm 2017.

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, hiện số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cả nước còn khoảng 2,5 triệu hộ, giảm từ mức 3,4 triệu hộ năm 2016, với tổng đàn đạt 13,8 triệu con, chiếm 49% tổng đàn. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng từ chăn nuôi nông hộ chiếm khoảng 42% sản lượng thịt lợn hơi cả nước.

Anh Nguyễn Thế Anh chia sẻ: “Vợ chồng tôi có kinh nghiệm chăn nuôi lợn hơn 10 năm nay, kỹ thuật nắm vững, lợn chưa bao giờ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng lại lao đao vì bão giá. Năm 2017, khủng hoảng giá lợn đã làm gia đình tôi bị lỗ 2 tỷ đồng. Sang năm 2018, giá lợn hơi phục hồi nên lãi được 500 triệu, chưa kịp gỡ lại số lỗ của năm trước thì lại bị dịch lở mồm long móng, dịch ASF làm cho khốn khổ. Chúng tôi nản lắm rồi, nhiều lúc chỉ muốn bỏ nghề thôi”.

Ở nông thôn, với nhiều hộ gia đình đàn lợn là cả cơ nghiệp. Do vốn ít nên khi đàn lợn bị dịch bệnh, hay thua lỗ họ 

Vợ chồng tôi đang túng quẫn quá, với khoản nợ hơn 1 tỷ đồng, tính ra mỗi tháng gia đình phải trả lãi hàng chục triệu đồng nhưng giờ hết lợn rồi, chúng tôi không biết lấy gì để trả nữa, cũng không đào đâu ra vốn mà chăn nuôi trở lại”.
Ông Vũ Văn Chinh

gặp rất nhiều khó khăn trong việc tái đàn. Dịch bệnh “quét” tới đâu, nông trại hoang tàn xơ xác đến đó. Nhiều hộ thậm chí phải “đóng cửa” trang trại, không dám nuôi vào thời điểm này vì sợ dịch bệnh lại xảy ra lần nữa.

Từ khi đàn lợn của gia đình bị tiêu hủy vì nhiễm virus ASF đến nay đã hơn 1 tháng, song gia đình ông Vũ Văn Chinh ở huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) vẫn chưa tìm được công việc mới để làm và trả nợ.

"Vợ chồng tôi đang túng quẫn quá, với khoản nợ hơn 1 tỷ đồng, tính ra mỗi tháng gia đình phải trả lãi hàng chục triệu đồng nhưng giờ hết lợn rồi, chúng tôi không biết lấy gì để trả nữa, cũng không đào đâu ra vốn mà chăn nuôi trở lại"- ông Chinh ngậm ngùi nói.

Ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Ngọc An - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản Vissan chia sẻ: "Năm 2017 xảy ra tình trạng giải cứu đàn lợn do dư thừa, giá lợn hơi xuống thấp. Ngay sau đó, vì người chăn nuôi không tái đàn nên từ quý II.2018, lại xảy ra tình trạng thiếu thịt lợn, giá lợn mua vào bình quân năm 2018 của công ty tăng 48,8% so với năm 2017. Nhưng sang năm nay, dịch tả ASF lại bùng phát nên các doanh nghiệp như chúng tôi cũng bị ảnh hưởng”.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem