Bên lề buổi tọa đàm "Tìm giải pháp tái đàn hiệu quả" do Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai tổ chức chiều 19/12, ông Nguyễn Trường Giang – Phó Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi thú y Đồng Nai nhìn nhận, cơ hội để nông hộ tái đàn hiện nay là không nhiều.
Nhóm hộ chỉ coi chăn nuôi như phương thức cải thiện thêm thu nhập thì không nên tái đàn vì rủi ro quá lớn.
Theo ông Giang, có vô vàn cách thức virus dịch tả heo châu Phi (DTHCP) lan truyền bệnh nên cũng có rất nhiều phương thức chăn nuôi ATSH cho các mô hình chăn nuôi khác nhau. Tuy nhiên, phương thức nào cũng phải đảm bảo những nguyên tắc rất nghiêm ngặt.
Trước đó, đã có không ít phàn nàn cho rằng công tác hỗ trợ tái đàn có khuynh hướng thiên lệch cho trang trại, doanh nghiệp mà ít chú ý tới nông hộ. Ông Giang đánh giá, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn dành mối quan tâm lớn cho khu vực nông hộ. Tuy nhiên, sức tấn công của DTHCP quá khủng khiếp. Các trang trại lớn hoặc các công ty có khả năng ứng phó với dịch bệnh này tốt hơn nông hộ.
Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, tổng đàn heo tại địa phương từ hơn 2,5 triệu con khi chưa có dịch tả heo châu Phi thì nay giảm xuống chỉ còn khoảng 1,4 triệu con. Đồng Nai hiện có 118/137 xã, phường có dịch đã qua 30 ngày không tái phát dịch; 50 xã, phường đã lập thủ tục công bố hết dịch.
Do nguồn cung thịt heo sụt giảm nghiêm trọng nên giá heo hơi liên tục tăng cao và hiện đã lên tới 90.000 đồng/kg. Trong những ngày tới, giá heo hơi có xu hướng tiếp tục tăng cao. Ngành chức năng dự báo người chăn nuôi sẽ tìm cách tái đàn khiến nguy cơ dịch bệnh sẽ phức tạp thêm.
Tỉnh Đồng Nai có khuyến cáo bà con muốn tái đàn nên kết hợp với các doanh nghiệp để chia sẻ bớt rủi ro. Nếu không, tự thân họ phải đảm bảo các điều kiện ATSH nhất định mới được tái đàn.
Ông Nguyễn Trường Giang nhìn nhận, cơ hội để nông hộ tái đàn hiện nay là không nhiều.
Ai có heo trong trại, như có hũ vàng trong nhà
Theo ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, bây giờ ai có heo trong trại cũng như có hũ vàng trong nhà nhưng thực sự không nhiều người có cơ hội hưởng lợi từ giá heo hơi tăng cao như hiện nay.
Ngành chức năng thống kê con số thiệt hại trên tổng đàn hiện nay khoảng 46% nhưng Hiệp hội đánh giá con số này có thể lên đến 65 – 70%. Đồng Nai có nhiều người vẫn chần chừ chờ cơ hội nhưng cũng không ít người nôn nao muốn tái đàn.
“Dịch bệnh hiện đang tạm lắng là cơ hội tốt để bàn tìm biện pháp tái đàn hiệu quả, đem lại lợi ích lâu dài. Tuy nhiên thực tế tái đàn hiện nay vẫn cực khó khăn”, ông Công chia sẻ.
|
“Không phủ nhận đã có những hộ, trại tái đàn thành công sau dịch tả heo châu Phi (DTHCP), nhưng khả năng đáp ứng của nông hộ nhỏ lẻ hiện nay là rất khó”, ông Giang nói.
Đồng tình với ý kiến này, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hải – Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cho biết, kết quả khảo sát thực tế cho thấy, thực hành ATSH hiện nay còn rất nhiều sơ hở, ở cả nông hộ lẫn trang trại.
Khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ có thể tạm chia thành 2 nhóm. Nhóm hộ chỉ coi chăn nuôi như phương thức cải thiện thêm thu nhập, chỉ nuôi chừng dăm ba con heo thì không nên tái đàn vì rủi ro quá lớn.
Nhóm thứ 2 coi chăn nuôi như một nghề nuôi sống thì việc áp dụng ATSH và ý thức cải thiện phương thức chăn nuôi tốt hơn. Với nhóm hộ này, các cơ quan chức năng cần có hình thức hỗ trợ cụ thể trong việc tái đàn.
ATSH là giải pháp tổng thể, không có biện pháp chung cho tất cả các mô hình. Hiệu quả thực hành ATSH không nằm ở giải pháp các chuyên gia đưa ra mà chính ở ý thức thực hành các quy trình đó. Một hộ chăn nuôi 4 – 5 người mà chỉ 1 người không đảm bảo tốt hàng trăm biện pháp đưa ra trong quy trình thì cũng hỏng.
Ngành chức năng cho phép tái đàn có điều kiện chứ không khuyến khích tái đàn tràn lan. “Tái đàn hay tăng đàn mà không đảm bảo ATSH chẳng khác nào nông hộ tự đẩy vào cuộc khủng hoảng tiếp theo. Cho nên, nông hộ đừng quá mong đợi việc tái đàn tự do như trước đây”, TS. Hải nhấn mạnh
Tìm giải pháp tái đàn hiệu quả trong “cơn lốc” tăng giá heo hơi
Ngày 19/12, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai) đã tổ chức hội thảo “Tìm các giải pháp tái đàn hiệu quả”. Hội thảo diễn ra trong bối cảnh nguồn cung thịt heo thiếu hụt sau “cơn bão” dịch tả heo châu Phi quét qua khiến giá heo hơi liên tục tăng cao, người nuôi nôn nóng tái đàn.
Giá thịt heo liên tục tăng cao khiến người chăn nuôi nôn nóng tái đàn. Ảnh: Mạnh Quân.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai, tổng đàn heo tại địa phương từ hơn 2,5 triệu con khi chưa có dịch tả heo châu Phi thì nay giảm xuống chỉ còn khoảng 1,4 triệu con. Đồng Nai hiện có 118/137 xã, phường có dịch đã qua 30 ngày không tái phát dịch; 50 xã, phường đã lập thủ tục công bố hết dịch.
Do nguồn cung thịt heo sụt giảm nghiêm trọng nên giá heo hơi liên tục tăng cao và hiện đã lên tới 90.000 đồng/kg. Trong những ngày tới, giá heo hơi có xu hướng tiếp tục tăng cao. Ngành chức năng dự báo người chăn nuôi sẽ tìm cách tái đàn khiến nguy cơ dịch bệnh sẽ phức tạp thêm.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hải (Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh), giải pháp duy nhất để tái đàn hiện nay là thực hiện an toàn sinh học tuyệt đối. Với các doanh nghiệp lớn có nhiều lợi thế về nguồn vốn, công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi thì không có quá nhiều lo ngại. Tuy nhiên, với các nông hộ, trang trại truyền thống thì cần đặc biệt thận trọng tái đàn.
“Theo quan điểm cá nhân tôi, với tình hình dịch bệnh hiện nay thì các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa nên vội tái đàn. Những hộ chăn nuôi chuyên nghiệp khi thực hiện tái đàn thì cần có sự tư vấn của các chuyên gia, xem xét cụ thể từng thiếu sót của trang trại để có hướng khắc phục”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hải nói.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân chỉ nên tái đàn trong điều kiện an toàn sinh học tuyệt đối - Ảnh: Mạnh Quân.
Chia sẻ thêm về giải pháp tái đàn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai – Nguyễn Trí Công nói: “Không ai đánh giá chính xác việc tái đàn bằng chủ trang trại bởi họ hiểu trại mình an toàn đến mức độ nào, sát trùng kĩ chưa. Theo quan điểm của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai thời điểm này tái đàn thì mức độ an toàn chưa cao lắm. Quan trọng nhất hiện nay là các chủ trại phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của nghành chức năng, cơ quan chuyên môn, nhất về an toàn sinh học. Các cơ quan chức năng cũng nên bám sát diễn biến chăn nuôi và đưa ra nhiều khuyến cáo cho hộ chăn nuôi”.
Tại hội thảo, các đơn vị liên quan cũng đã chia sẻ thêm và trình bày những vấn đề về tiết kiện điện trong chăn nuôi; giải pháp giảm nguy cơ xâm nhập virus dịch tả heo châu Phi; giải pháp kiểm soát côn trùng trong chăn nuôi; Công bố kết quả khảo nghiệm một số sản phẩm cho việc tái đàn,…
Mạnh Quân
|
Các địa phương đang tái đàn tương đối tốt
Ngày 19/12, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến thừa nhận giá heo xuất chuồng tăng lên trên 90.000 đồng/kg do nguồn cung khan hiếm và một phần do heo xuất sang Trung Quốc.
Theo ông Tiến, không chỉ riêng Việt Nam mà giá heo hơi trên thế giới cũng tăng, đặc biệt tại Trung Quốc giá lên 140.000 đồng/kg, có chỗ 200.000 đồng/kg, 300.000 đồng/kg do thiếu nghiêm trọng.
Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, ngành chăn nuôi đã tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Tổng kết năm 2019, tổng thực phẩm tăng hơn 400.000 tấn, một phần để phục vụ tăng trưởng, một phần bù đắp thiếu hụt thịt heo.
Trước thông tin lượng heo nuôi trong dân còn ít mà chỉ còn ở các công ty, doanh nghiệp chăn nuôi lớn, mà các "ông lớn" lại rục rịch xin tăng giá trong khi Bộ muốn bình ổn giá, Thứ trưởng Tiến khẳng định, Bộ NNPTNT luôn đồng hành và rất sát sao với các doanh nghiệp, khi giá heo xuống thấp, Bộ đứng ra kêu gọi cả hệ thống chính trị sử dụng thịt heo.
"Chúng tôi khẳng định lượng heo còn không phải là ít. Theo báo cáo của các địa phương, đến nay còn hơn 25 triệu con heo nên việc cung cấp và giá heo có sự đồng hành của doanh nghiệp, nhà nước, người dân, không để có sự lợi dụng dịp này để tăng giá", ông Tiến khẳng định.
Theo Thứ trưởng Tiến, sau hơn 2 tháng tái đàn, ông đã trực tiếp đi rất nhiều tỉnh như Bình Định, Đồng Nai, Thanh Hóa, Phú Thọ… thì thấy các địa phương tái đàn tương đối tốt, theo chu kỳ chăn nuôi mỗi lứa khoảng 4 tháng thì đến dịp Tết này sẽ có sản phẩm.
Thiên Hương
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.