Điển hình như hộ ông Võ Văn Mum, ở khu vực Bình Thạnh C, phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) dành hết diện tích đất ruộng trên 2,5 ha để thả nuôi cá.
Mùa nước nổi năm nay ông Mum đã thả 30kg cá giống các loại như mè vinh, mè trắng, cá trê, cá chép…trên ruộng. Do nước lũ lên sớm nên ông đã thả nuôi cách đây gần 3 tháng, đàn cá phát triển khá tốt.
Mô hình nuôi cá đăng quầng của ông Võ Văn Mum, phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang thu hoạch cá ruộng nuôi đăng quầng.
Ngày nào ông Mum cũng ra ruộng để kiểm tra bờ bao, lưới quây, nhất là sau những đêm mưa lớn. Không chỉ ông Mum mà nhiều hộ nuôi xung quanh cũng phấn khởi và hy vọng vào vụ thu hoạch cá tới vì nghe dự báo nước lũ lên sớm và nhiều hơn mọi năm...
Ông Mum có kinh nghiệm nuôi cá ruộng 3 năm, ông: Những năm trước, tôi thả hơn 15kg cá giống trên diện tích hơn 1ha ruộng. Sau hơn 3 tháng nuôi, thu lợi nhuận từ 12-15 triệu đồng. Nếu giá cá thấp thì đem làm mắm để bán cũng có thu nhập, không lo chuyện lỗ vốn.
Theo ông Mum, nuôi cá ruộng không tốn chi phí nhiều cho thức ăn vì tận dụng được lúa chét, rong tảo, sinh vật phù du có sẵn trên ruộng. Đầu vụ, ông cũng như nhiều hộ nuôi xung quanh phải đặt hàng trước 1 - 2 tuần mới có con cá giống mang về.
Do năm nay có tình trạng thiếu hụt cá giống tạm thời, nhất là các loại giống được mua thả nhiều như cá chép, mè hoa, mè vinh, rô phi…
Nuôi cá trên ruộng là mô hình dễ thực hiện, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân mà còn cung cấp phân hữu cơ cho vụ lúa kế tiếp, thay vì sản xuất lúa vụ 3 tiềm ẩn nhiều rủi ro khi tình hình mưa bão diễn biến thất thường, dễ xảy ra ngập úng.
Tuy nhiên, người nuôi cá ruộng mùa lũ, nuôi cá ruộng mùa nước nổi cần lưu ý thường xuyên kiểm tra lưới bao xung quanh, hệ thống cống bọng, gia cố bờ bao để hạn chế sinh vật ăn cá vào ruộng và tránh tình trạng thất thoát cá trong suốt quá trình nuôi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.