OCOP - "sân chơi" mới của nông sản, tăng chuỗi giá trị

Phạm Ly Thứ hai, ngày 20/04/2020 14:00 PM (GMT+7)
Sau hơn một năm thực hiện, Chương trình OCOP Đăk Lăk đã đạt được kết quả bước đầu; nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp chính quyền, của các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là của người tiêu dùng…
Bình luận 0

Theo Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk, đến nay tỉnh đã có 15/15 huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm. 

img

Nhiều sản phẩm đặc trưng địa phương được trưng bày tại hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Đăk Lăk. Ảnh: P.L

Có được kết quả trên là nhờ chương trình được thực hiện theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng”. Có thể nói đây thực sự là một “sân chơi” nhằm khuyến khích phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu trên thị trường.

Theo Sở NNPTNT Đăk Lăk, trong năm 2020 tỉnh tiếp tục triển khai Chương trình OCOP đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở theo đúng chu trình. Trong đó tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, hỗ trợ các tổ chức kinh tế và người dân tích cực tham gia.

Qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của địa phương trong sản xuất hàng hóa. Mục tiêu cụ thể là công nhận, chứng nhận 10 - 12 sản phẩm đạt 3 - 4 sao cấp tỉnh, tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị. Phát triển và củng cố các tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP gắn với 2 chuỗi giá trị và phát triển 3 - 5 chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực giai đoạn tiếp theo.

Kế hoạch cũng đặt mục tiêu phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố ở Đăk Lăk có ít nhất 1 - 2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo chương trình OCOP. Tùy mức độ đơn giản hay phức tạp và điều kiện sẵn có, mỗi ý tưởng có thể nhận được một hoặc nhiều hỗ trợ như tập huấn, tư vấn, huy động vốn, vay vốn, xây dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm, đề tài khoa học công nghệ, hợp đồng với các nhà khoa học, tham gia các khóa đào tạo…

Ngoài ra, sau khi hình thành được sản phẩm, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ các khâu như hỗ trợ quản lý nhãn hiệu (bao gồm cả chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế nhãn hiệu sản phẩm tham gia chu trình OCOP, in tem, giấy chứng nhận); hỗ trợ tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, các trang thương mại điện tử...

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem