Đây là lần thứ 2, người đứng đầu Chính phủ đối thoại với nông dân sau thành công của lần đầu tiên được tổ chức tại Hải Dương diễn ra vào tháng 4/2018.
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần này có sự tham dự của 600 đại biểu, gồm lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các địa phương; lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam, lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành; các chuyên gia, nhà khoa học; các doanh nghiệp đang đồng hành cùng nhà nông, các cơ quan thông tấn, báo chí; đặc biệt là sự có mặt của đông đảo nông dân đến từ các địa phương cả nước- đại diện cho hàng chục triệu hộ nông dân tham gia đối thoại trực tiếp với Thủ tướng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi đối thoại với nông dân lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 4/2018 tại Hải Dương.
Theo Ban Tổ chức hội nghị, trước thềm hội nghị, đã có hơn 2.000 câu hỏi của bà con nông dân cả nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, các chuyên gia... được gửi đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc qua các kênh tiếp nhận: Gửi trực tiếp qua hệ thống tiếp nhận thư điện tử của Báo điện tử Dân Việt/NTNN; qua Hội Nông dân các tỉnh, thành phố và qua các hệ thống khác.
Các câu hỏi của bà con nông dân tập trung vào 3 nhóm vấn đề lớn, gồm: Vấn đề tiêu thụ nông sản, sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững; Vấn đề về đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; Vấn đề về vốn, đảm bảo an sinh xã hội cho bà con nông dân…
Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giao lưu, trả lời các băn khoăn, thắc mắc của nông dân.
Đồng chí Thào Xuân Sùng- Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: “Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ sẽ trao đổi trực tiếp với nông dân xoay quanh những chủ trương lớn của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Đồng thời lắng nghe nông dân chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, nêu lên những khó khăn, vướng mắc của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới…”
Tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ nhất, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Theo đồng chí Thào Xuân Sùng - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, một trong những khó khăn, vướng mắc hiện nay của nông dân đó chính là vấn đề tiêu thụ nông sản ổn định, đảm bảo nông dân có lãi. Để giải quyết được vấn đề khó khăn này cần có các giải pháp tổng thể, đồng bộ và xuyên suốt… Đó cũng chính là lý do để Trung ương Hội Nông dân Việt Nam qua tham vấn lấy chủ đề của Hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với nông dân năm nay là “Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản”.
Một nông dân của tỉnh Lâm Đồng trực tiếp đặt câu hỏi cho Thủ tướng tại Hội nghị đối thoại lần thứ nhất.
Năm 2019-2020 được coi là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm bản lề kết thúc giai đoạn 5 năm (2016-2021) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp.
Đại hội XII đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là “Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.
Theo Ban Tổ chức hội nghị, trước thềm hội nghị, đã có hơn 2.000 câu hỏi của bà con nông dân cả nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, các chuyên gia... được gửi đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc qua các kênh tiếp nhận: Gửi trực tiếp qua hệ thống tiếp nhận thư điện tử của Báo điện tử Dân Việt/NTNN; qua Hội Nông dân các tỉnh, thành phố và qua các hệ thống khác. |
Với đường lối nhất quán và những chủ trương chính sách hiệu quả của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, trong thời gian qua ngành nông nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc. Ước tính năm 2019 cả nước thu hoạch được 43,6 triệu tấn lúa; 3,3 triệu tấn thịt lợn, 1,3 triệu tấn thịt gà; sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản đạt 7,6 triệu tấn….Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD; thặng dư thương mại đạt 9,5-10 tỷ USD. Cùng với đó, đời sống người nông dân cũng được nâng lên, nhiều gia đình đã thoát nghèo bền vững, bắt đầu xuất hiện khái niệm “tỷ phú nông dân” với những điển hình tiêu biểu về sản xuất giỏi.
Kết quả đạt được của ngành nông nghiệp còn có sự hỗ trợ từ rất lớn của nhiều bộ ngành thông qua sự điều hành linh hoạt của Chính phủ. Theo đó, ngành Công thương nỗ lực đàm phán những hiệp định thương mại nhằm đưa nông sản Việt Nam hiện diện ngày một nhiều trên thị trường thế giới, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản.
Xác định vai trò quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên tập trung nguồn vốn,cho vay với lãi suất phù hợp. Tính đến cuối năm 2018, dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 1,95 triệu tỷ đồng, tăng 9,19%, chiếm tỷ trọng 24,59% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay chương trình xây dựng nông thôn mới đạt khoảng 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2018, chiếm tỷ trọng từ 44%-60% trong tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình, cao hơn so với chỉ tiêu được giao. ..
Ngoài ra, từ năm 2014, NHNN đã phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố triển khai rộng rãi trên toàn quốc Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp và gặt hái được nhiều thành công. Từ đầu năm 2019 đến nay, đã có gần 120 nghìn doanh nghiệp và một số khách hàng khác được giải ngân cho vay mới với doanh số giải ngân gần 520 nghìn tỷ đồng…
Bên cạnh những thành tích đạt được, năm 2019 cũng được coi là năm rất khó khăn của ngành nông nghiệp do tác động bởi thiên tai, tình trạng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn; đặc biệt là biến động về thị trường toàn cầu do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đã ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu nông lâm thủy sản nước ta.
Ninh Thuận: Nuôi gà ngoại đẻ trứng sòn sòn, thu 250 triệu đồng/tháng
Mô hình nuôi giống gà Malaysia lấy trứng ở thôn Liên Sơn, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận được đánh giá có hiệu quả, bởi cho thu nhập cao. Với số lượng 120.000 con, mỗi tháng trại gà này có doanh thu trên 500 triệu đồng, sau trừ chi phí lãi 250 triệu đồng.
Vào những ngày đầu tháng 12, thông qua sự giới thiệu của địa phương chúng tôi đến thăm qua mô hình nuôi gà Malaysia đẻ trứng với quy mô 120.000 con tại trại chăn nuôi thuộc thôn Liên Sơn, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Trại gà ngoại này liên kết với Công ty Emivest Nha Trang (Khánh Hòa).
Hàng ngày các công nhân tại trang trại này thực hiện công việc thu trứng gà
Anh Trần Phi Quốc, người quản lý trại nuôi gà ngoại này phấn khởi giới thiệu: “Giống gà đẻ này có nguồn gốc từ nước Malaysia nên cho đẻ trứng khá tốt. Thậm chí có những con đẻ liên tục trong 12 tháng. Trang trại đang áp dụng mô hình nuôi gà trại lạnh khép kín và toàn bộ các khâu, quy trình đều thực hiện bằng hệ thống điều khiển tự động. Trung bình mỗi đợt nuôi số lượng 120.000 con, bình quân mỗi ngày cho ra gần 110.000 quả trứng”.
Anh Quốc cho biết: “Mô hình nuôi gà Malaysia trong trại lạnh có rất nhiều ưu điểm so với nuôi bên ngoài. Gà luôn đẻ đạt tỷ lệ từ 90 – 97%, tăng hơn 10% so với nuôi bên ngoài, gà sinh trưởng phát triển nhanh, có sức đề kháng tốt, dễ ăn, dễ chăm sóc, và ít dịch bệnh. Với giá bán dao động từ 1.600 – 1.900 đồng/quả trứng, trung bình mỗi tháng mang lại doanh thu trên 500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi 250 triệu đồng...”.
Trứng gà sau khi thu gom tự động thì được đóng trên khay nhựa.
Anh Quốc chia sẻ kinh nghiệm nuôi giống gà Malaysia: "Nhiệt độ phát triển cho đàn gà tốt nhất từ 27 – 29 độ C, thường xuyên thực hiện công tác tiêm phòng bệnh và làm vệ sinh chuồng trại. Toàn bộ trang trại được xây dựng khá bài bản kiên cố được chia ra 6 khu nuôi cách biệt, có hệ thống giàn làm mát, máng ăn cho gà, khu vực đẻ trứng, hệ thống điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, hệ thống còi báo khi có sự cố và hệ thống cung cấp nước uống tự động. Trang trại gà đang tạo công ăn việc làm ổn định cho 36 lao động vùng nông thôn...".
Hệ thống điều khiển tự động tại trại lạnh nuôi gà
Ông Lê Quan Hải, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Phước Vinh cho biết, ngoài mô hình nuôi gà lấy thịt thì mô hình nuôi gà lấy trứng trong trại lạnh đang được đánh giá rất có hiệu quả. Sản phẩm trứng không những cung cấp trong tỉnh mà còn phục vụ cho các tỉnh lân cận.
"Hàng năm, địa phương luôn tạo điều kiện cho các nông dân trên địa bàn thăm quan học tập, trao đổi để học hỏi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi. Đây là mô hình chăn nuôi gà lấy trứng lớn nhất trên địa bàn cho thu nhập cao. Mô hình nuôi gà Malaysia lấy trứng trong nhà lạnh giúp người chăn nuôi chủ động trong nhiều khâu thông qua tự động hóa...", ông Hải khẳng định.
Giống gà có nguồn gốc từ Malaysia kết hợp nuôi trong phòng lạnh nên gà đẻ liên tục
Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Phước, thời gian gần đây trên địa bàn phát triển nhiều mô hình cho thu nhập cao như: Mô hình “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa, chăn nuôi dê cừu kết hợp trồng táo, nuôi lợn quy mô từ 600 – 2.000 con và nuôi gà lấy trứng. Các mô hình trên không những giúp cho nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu mà còn thu hút được nhiều lao động khu vực nông thôn.
Văn Công
|
Giá heo lên 93.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 22/12 tại các miền vẫn ở mức cao, đạt trên dưới 90.000 đồng/kg. Trong đó, giá heo hơi tại miền Bắc đang có xu hướng giảm nhiệt, song vẫn đạt bình quân trên 90.000 đồng/kg; giá heo hơi tại miền Nam dao động từ 82.000 - 93.000 đồng/kg. Đáng chú ý, lượng heo hơi về chợ đầu mối ngày càng giảm, thương lái buôn bán gặp nhiều khó khăn.
Khảo sát của PV tại Hà Nam, Hải Dương, Nam Định..., giá heo hơi hôm nay 22/12 cũng đang ở mức cao, trên dưới 93.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, giá heo giống vẫn đang được các trang trại lớn, công ty xuất ra với giá trên 2,5 triệu đồng/con.
Thiên Ngân
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.