Ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế
Ông Đỗ Hồng Thanh – Giám đốc Sở KHCN Tuyên Quang cho biết: “Từ năm 2015 đến nay, Bộ KHCN đã phê duyệt cho tỉnh 4 dự án nông thôn miền núi. UBND tỉnh Tuyên Quang đã phê duyệt triển khai thực hiện 51 đề tài/dự án, trong đó có 7 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật; 20 đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp; 19 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; 5 đề tài thuộc lĩnh vực y dược”.
Cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang có thể phát triển thành sản phẩm chủ lực của địa phương. Ảnh: H.A
Tuyên Quang cần xác định lộ trình phù hợp với các chương trình hỗ trợ khoa học công nghệ của T.Ư. Riêng với việc phát triển cam Hàm Yên, Bộ KHCN sẽ phối hợp xây dựng lộ trình để nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm, cách bảo quản, đặc biệt là xây dựng chỉ dẫn địa lý “cam sành Hàm Yên” cho sản phẩm này.
|
Các đề tài, dự án tập trung vào việc ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Nhiều kết quả của các đề tài khoa học xã hội đã cung cấp thông tin, luận cứ khoa học góp phần phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và giữ gìn bản sắc dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Ông Đỗ Hồng Thanh đánh giá hoạt động KHCN của Tuyên Quang đã có nhiều chuyển biến tích cực từ công tác quản lý đến việc thực hiện các chương trình nghiên cứu triển khai thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN vào thực tiễn sản xuất, đời sống và đảm bảo quốc phòng an ninh.
Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư từ các nguồn khác cho KHCN còn hạn chế, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn ít, mối liên kết giữa 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) phạm vi còn hẹp. “Cơ sở vật chất và trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ và sự say mê nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất chưa nhiều” – ông Thanh cho hay.
Đưa cây cam thành sản phẩm chủ lực
Tại buổi làm việc với đoàn công tác Bộ KHCN gần đây, Sở KHCN Tuyên Quang cho biết cây cam là một trong những cây ăn quả thế mạnh của tỉnh. Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu về cây cam đã được thực hiện thành công (cam chu kỳ II; trồng một số giống cam mới...). Đồng thời, đã sử dụng cây cam nhân giống bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng để trồng trên đất chu kỳ 2.
Việc trồng, chăm sóc cam bước đầu ứng dụng KHCN trong các khâu như tuyển chọn, nhân giống cam không hạt; ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trên vườn cam 4 - 5 năm tuổi để nâng cao tỷ lệ ra hoa, đậu quả và giảm tỷ lệ hạt trong quả cam.
Bên cạnh đó, tỉnh Tuyên Quang cũng xây dựng mô hình thâm canh cam sành, quy mô 45ha trên vườn cam sau trồng 4 năm tuổi, năng suất bình đạt 16,58 tấn quả/ha, mô hình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng mô hình bảo quản cam bằng kho lạnh. Tỉnh Tuyên Quang đã đề xuất Bộ KHCN hỗ trợ phê duyệt cho tỉnh Tuyên Quang dự án thuộc chương trình phát triển tài sản trí tuệ dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý “Cam sành Hàm Yên” cho sản phẩm cam sành của huyện hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”.
Về đề xuất trên, ông Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ KHCN cho rằng: “Tuyên Quang nên tập trung đầu tư để tăng giá trị kinh tế trên một diện tích trồng cam. Bộ KHCN sẽ phối hợp với UBND tỉnh để sớm đưa cây cam trở thành sản phẩm chủ lực”. Ông Tùng cam kết Bộ KHCN sẽ chủ động “lôi kéo” các nhà khoa học đến với Tuyên Quang hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển cây cam sành Hàm Yên.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.