PGS-TS. Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn SU Việt Nam chia sẻ như thế tại Lễ Khai trương Trung tâm Phát triển SU Việt Nam tại TP.HCM ngày 29.5.
Saemaul Undong là phong trào cộng đồng mới hay làng mới được Chính phủ Hàn Quốc đưa ra từ năm 1970 để thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn... Ảnh: Nguyên Vỹ
Chương trình Phát triển nông thôn SU là kết quả hợp tác quốc tế giữa Trường ĐH. KHXHNV TP.HCM với Quỹ Toàn cầu hóa Saeamul Hàn Quốc.
Thời kỳ đói kém từ những năm sau chiến tranh đặt nhu cầu bức thiết phát triển kinh tế, đặc biệt là khu vực nông thôn.
Theo TS. Phương Lan, Làng mới SU chọn cách tiếp cận ngược vì xây dựng nông thôn phải bắt đầu từ chính nông dân. Nông dân là chủ thể chủ động tham gia và hành động trước hết cho chính họ.
Tính Tự lực – Tự cường – Hợp tác được đề cao trong phong trào SU.
Chương trình SU phải hoạt động từ quỹ hỗ trợ nên nguồn kinh phí hạn hẹp. Khi tiếp cận chính quyền cấp cơ sở, nhiều nơi chưa thấu hiểu hết tính chất của chương trình nên phải tốn nhiều thời gian thuyết phục.
Hiện khoảng cách giữa nông thôn và thành thị đã được rút ngắn rất nhiều trong đó có đóng góp từ SU. Ảnh: Nguyên Vỹ
Chương trình xuất phát từ Hàn Quốc nên khi áp dụng vào Việt Nam có không ít khó khăn do môi trường văn hóa khác biệt. Ví dụ như việc hình thành HTX, từ ban đầu đã có manh nha ý định tranh giành quyền lực. Chương trình không có nhiều nguồn kinh phí nên những hành vi vun vén, tư lợi cá nhân sẽ được kiểm soát gắt gao…
Chuông Saemaul đóng vai trò thức tỉnh và kết nối người dân trong làng. Từ những năm 1970, chuông là biểu tượng cho tinh thần cần cù, chăm chỉ của SU. Ảnh: Nguyên Vỹ
Phòng Trưng bày và Giáo dục Saemaul được thành lập là nỗ lực không mệt mỏi của Trung tâm SU sau 2 năm có mặt tại Việt Nam. Trung tâm sẽ có thêm công cụ để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, giáo dục và làm lan tỏa tinh thần Saemaul đến với người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Đến nay phong trào SU đã lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới … Ảnh: Nguyên Vỹ
Tuy khó, nhưng chương trình vẫn quyết tâm thực hiện. “Nếu không có nỗ lực thắp lửa từ những que diêm ban đầu thì khó thành bó đuốc để ánh sáng lan tỏa ra cộng đồng xung quanh”, TS. Lan chia sẻ.
… trong đó có cả các nước nghèo ở châu Phi.
Người dân tham gia chương trình sẽ được hỗ trợ tư vấn và đào tạo kỹ năng lãnh đạo cộng đồng để tiến tới tự quản lý cộng đồng. TS. Lan cho biết Trung tâm cam kết với chính quyền cấp tỉnh sẽ nỗ lực hoàn thiện các mục tiêu hỗ trợ cũng đồng thời mong muốn chính quyền địa phương tích cực hỗ trợ.
Việt Nam hiện có 8 làng thí điểm tập trung ở 5 tỉnh gồm: 2 ở Ninh Thuận; 2 ở Thái Nguyên; 1 ở Bắc Ninh; 1 ở Thừa Thiên Huế và 2 ở Hậu Giang. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo TS. Trần Minh Hải, Trường Cán bộ quản lý nông nghiêp và phát triển nông thôn II, thay vì triển khai chương trình từ chính quyền xuống, việc nâng cao ý thức xây dựng cộng đồng từ người dân đi lên là tốt, không chỉ trong lĩnh vực nông thôn mà ở nhiều lĩnh vực khác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng phát biểu “SU là hạnh phúc của ngôi làng”. Ảnh: Nguyên Vỹ
Phương châm của chương trình SU là “Tự lực – Tự cường – Hợp tác” và đặt mục tiêu không chỉ ở kinh tế mà còn các vấn đề văn hóa, xã hội. “Những đức tính cần cù, chịu khó thì người Việt không thiếu nhưng để họ liên kết lại với nhau thì không dễ. Cho nên, khi áp dụng vào Việt Nam, chương trình cần có sự điều chỉnh cho phù hợp do những khác biệt trong văn hóa 2 quốc gia”, TS. Hải cho biết
PGS, TS. Ngô Thị Phương Lan cho biết quá trình vận dụng SU ở Việt Nam gặp không ít khó khăn nhưng vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu. Ảnh: Nguyên Vỹ
Phong trào Saemaul được hi vọng sẽ góp thêm làn gió mới cho phong trào xây dựng nông thôn ở Việt Nam. Ảnh: Nguyên Vỹ
SU là phong trào cộng đồng mới hay phong trào làng mới được Chính phủ Hàn Quốc đưa ra từ năm 1970 để thúc đẩy khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách nông thôn và thành thị. Đến năm 2014, Hàn Quốc đã nhận được yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm từ Saemaul Undong của hơn 20 quốc gia.
Tại Việt Nam, mô hình làng thí điểm Saemaul bắt nguồn từ nhu cầu mong muốn chia sẻ kinh nghiệm khi nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sang thăm Hàn Quốc năm 2003. Đến nay đã có 8 làng thí điểm tập trung ở 5 tỉnh gồm: 2 ở Ninh Thuận; 2 ở Thái Nguyên; 1 ở Bắc Ninh; 1 ở Thừa Thiên Huế và 2 ở Hậu Giang.
Sau nhiều nỗ lực hoạt động hiệu quả, năm 2018, Trung tâm SU Việt Nam nhận thêm được nguồn viện trợ tăng lên 50.000 USD thay vì 30.000 USD thường niên như Trung tâm SU tại các quốc gia khác. |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.