Lạ: Lần đầu tiên con tôm lôi kéo doanh nghiệp về kết nối cung-cầu

Trần Đáng Thứ bảy, ngày 17/08/2019 18:35 PM (GMT+7)
Lần đầu tiên, Hội nông dân một xã ở TP.HCM tổ chức “hội nghị” kết nối cung-cầu cho con tôm với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.
Bình luận 0

img

Các doanh nghiệp, trong đó có những tập đoàn đa quốc gia, gồm: công nghệ, thu mua, con giống đã tụ họp tại xã Hiệp Phước (Nhà Bè, TP.HCM) tham gia “hội nghỊ” kết nối cung-cầu cho con tôm. Tất cả cho rằng, đây là lần đầu tiên tham dự một "hội nghị"  như thế này do xã tổ chức.

 img

Khá nhiều nông dân nuôi tôm tại xã Hiệp Phước thích thú với những công nghệ cao dùng trong sản xuất tôm được các doanh nghiệp mang đến trình bày.

img

Nhân viên tập đoàn công nghệ nước ngoài tranh thủ lấy ý kiến nông dân nuôi tôm tại “hội nghị” để triển khai dự án miễn phí về quản lý ao và sản xuất tôm.

img

img

Nhiều bà con nông dân bỏ ao tôm tranh thủ đến “hội nghị” để tìm kiếm giải pháp nuôi tôm bền vững, giảm chi phí và cũng tìm đầu ra cho con tôm.

img

Kỹ thuật viên một công ty đa quốc gia giới thiệu máy đếm tôm giống tại “hội nghị”.

img

Ông Quách Thế Minh-đại diện Công ty TNHH Cargill cho biết, đây là lần đầu tiên công ty tham gia một “hội nghị” kết nối cung-cầu cấp xã. Trước mắt, công ty sẽ đưa công nghệ tới để hỗ trợ nông dân nuôi tôm công nghệ cao. “Nếu có nhiệt tâm hỗ trợ nông dân thì xã nào cũng làm được hết như thế này. Các doanh nghiệp không ngại đến tham dự và chia sẻ với bà con nông dân. Tôi thấy tại đây xã làm rất tốt, rất quy cũ, không chỉ về con tôm mà cả các sản phẩm nông nghiệp khác”, vị đại diện này bày tỏ. Ảnh. Lãnh đạo các công ty ký ghi nhớ tại “hội nghị”.

img

Theo ông Trần Quang Vinh-Chủ tịch Hội Nông dân Hiệp Phước, hiện đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn khá hẹp, giá cả không ổn định. Thông qua “hội nghị” kết nối cung-cầu này sẽ xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cho bà con nông dân, cũng như nâng cao ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.

img

Bí thư Đảng ủy xã Hiệp Phước Phạm Văn Mỹ cho biết, hiện nay con tôm là sản phẩm chủ lực mang lại thu nhập chính cho bà con nông dân xã Hiệp Phước. Trên địa bàn xã hiện có 223 hộ nuôi với 234 ha diện tích nuôi tôm. Ngoài mô hình nuôi tôm truyền thống, đa số các hộ nuôi tôm trên địa bàn xã đã mạnh dạn chuyển đổi sang việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đã có 15 hộ đầu tư mô hình nuôi tôm lót bạt đáy ao và ứng dụng công nghệ cao nên năng suất và sản lượng tăng; bước đầu mang lại hiệu quả trong đầu tư sản xuất và tăng thu nhập cho người dân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem