Mộ phần gia quyến – Tập tục của người Huế
“Sống cái nhà - già cái mồ”, quan niệm này đã ăn sâu vào máu thịt của dân tộc ta. Ông cha ta thường cho rằng khi còn sống thì ở nhà cho khang trang, khi thác đi cũng phải an táng ở ngôi nhà cõi âm đẹp đẽ, cho thanh thản nơi chín suối, toả phúc lộc cho con cháu làm ăn. Chính vì thế, từ bao đời nay, người Huế luôn xem trọng phần mộ của gia quyến khi về cõi vĩnh hằng để gửi gắm cả thể xác lẫn linh hồn và cũng coi đó như là nơi gửi trọn đạo hiếu làm con cháu.
Với bề dày lịch sử của một cố đô, những nét văn hóa đặc trưng đậm chất Á Đông và phong kiến, người dân nơi đây luôn chú trọng đến các mộ phần của tổ tiên, cha mẹ mình từ khâu xây cất đến khâu chăm lo lăng mộ. Theo một số quan niệm: “Cuộc sống trần gian chỉ là tạm gửi, hóng qua, còn cuộc sống bên kia thế giới mới là vĩnh cửu", đó cũng là lý do vì sao ở vùng đất này những ngôi mộ được xây bề thế và hoành tráng hơn cả những ngôi nhà người sống đang ở.
Những khu lăng mộ “tiền tỷ” tại Huế
Chính việc lo đạo hiếu nghĩa tình, hậu sự vẹn toàn cho trọn lòng nhân sinh chính là giá trị mà nghìn đời này người dân xứ Huế gìn giữ. Những khu lăng mộ tiền tỷ đã không quá xa lạ với người Huế.
Nhắc đến những ngôi mộ đắt giá không thể quên tên làng An Bằng thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là một địa danh được nhiều người biết đến với cái tên, “thành phố lăng mộ” hay “nghĩa địa xa hoa nhất Việt Nam”.
Khu nghĩa địa An Bằng rộng khoảng 40.000 m2 trải dài đến gần biển, đến nay có hơn cả nghìn ngôi mộ rộng từ 40 – 400 m2 có cổng cao đến 7- 8 m. Các ngôi mộ tiền tỷ ở đây chủ yếu được xây dựng từ tiền của các bà con Việt kiều gửi về. Theo người dân địa phương, làng An Bằng có tới hơn 70% gia đình có người đi làm ăn ở nước ngoài.
Lăng mộ làng An Bằng – những ngôi nhà cho người chết lên đến chục tỉ
Theo quan niệm của người làng An Bằng này, lăng mộ càng lớn càng thể hiện được chữ hiếu. Hơn nữa, các bậc cao niên cho biết, lăng cũng được xây khi còn sống. Những ngôi mộ ở đây có chi phí xây từ vài trăm triệu tới vài tỉ đồng, có những ngôi mộ dựng lên với chi phí cả chục tỉ đồng. Điều này cho thấy việc đầu tư chi phí cho lăng mộ của gia tiên là điều không lạ gì của người Huế, nhất là những người Huế xa quê hay Việt kiều.
Nỗi băn khoăn cần tìm lời giải đáp cho chữ hiếu chữ tình của người Huế
Việc đầu tư những ngôi mộ tiền tỉ là điều không lạ gì đối với người Huế. Tuy nhiên, cùng với việc xây dựng những lăng mộ “đắt giá” này, phát sinh thêm khâu dọn dẹp và chăm sóc lăng mộ. Việc thuê thắp nhang, quét dọn lăng mộ, chăm sóc cảnh quan... cũng đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nhất là khi cuộc sống của mọi người đều rất bận rộn.
Những công viên nghĩa trang sẽ là xu thế mới trong tương lai
Chính vì thế, để trọn nghĩa trọn tình, xu hướng tất yếu của các đô thị hiện nay chính là sự xuất hiện của các công viên nghĩa trang, nơi mà các mộ phần được chăm sóc cận thận và bài bản, luôn có những đội ngũ riêng để làm những công việc hằng ngày.
Ở đó, những gia đình có thể yên tâm “gửi gắm” mộ phần của tổ tiên, để hàng ngày có người qua lại, chăm non, hương khói, thỉnh thoảng vào dịp lễ hay kị giỗ, đại gia đình lại tụ họp về các khu lăng mộ này, chính là những mong ước của bất kỳ gia đình nào trong nhịp sống hối hả hiện nay mà vẫn đau đáu lo cho mồ mả gia tiên vẹn tròn, yên ấm và phong thủy vượng phát cho gia đình.
Hơn nữa, ưu điểm của các khu công viên nghĩa trang như công viên nghĩa trang sinh thái Hương An Viên…tại Huế mới được quy hoạch và khởi công xây dựng chính là việc lựa chọn địa thế, phong thuỷ cảnh quan đẹp, đầu tư bài bản, dịch vụ chăm sóc tốt, các mộ phần được tôn tạo và hương khói quanh năm.
Ngoài ra, cách bố trí và quy hoạch các khu nghĩa trang theo địa thế của các công viên, tạo cảm giác nhẹ nhành, thanh thản cho những gia đình đi thăm các mộ phần có cảm giác trở về với nguồn cội.
Với việc nắm bắt nhu cầu của những con người xứ Huế coi trọng lễ nghi, coi trọng việc an táng cho người đã khuất, cũng như xu hướng đầu tư tiền tỷ vào các lăng mộ hay việc các mộ phần gia quyến cần được chăm nom hàng ngày, những công viên nghĩa trang sinh thái được xây dựng đã phần nào giải quyết những ước vọng bấy lâu của người dân cố đô.
TTH.VN (Báo Thừa Thiên Huế)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.