Phá rừng
-
Tình trạng phá rừng trái pháp luật tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến phức tạp. Đối tượng mang theo chó nghiệp vụ để cảnh giới, thậm chí cho trẻ em bơm thuốc, khoan cây nhằm "hạ độc" cây rừng.
-
Ngày 26/10, UBND huyện Kông Chro (Gia Lai) đã có văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra về vụ phá rừng trái pháp luật xảy ra ở tiểu khu 788 thuộc lâm phần Công ty TNHH MTV LN Kông H'dé xã Sró.
-
Tại thôn Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, TX.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm TX.Hoài Nhơn, từ đầu tháng 5/2024 đến nay, tình trạng xâm hại rừng tự nhiên diễn biến rất phức tạp. Hạt này đã phối hợp với UBND xã Hoài Mỹ, phát hiện và xác lập hồ sơ 9 vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.
-
Rừng tự nhiên tại xã Hoài Mỹ, TX.Hoài Nhơn (Bình Định) bị cưa hạ “không thương tiếc”, hàng loạt thân cây và gốc nằm la liệt. Khi cơ quan chức năng tại TX.Hoài Nhơn đến kiểm tra, thì đã có gần 2ha rừng tự nhiên, bị tàn phá trái phép.
-
Tình trạng phá rừng để trồng keo đang diễn biến khá phức tạp tại tỉnh Bình Định, việc buông lỏng quản lý đã khiến gần 6ha rừng tự nhiên, trong đó có cả rừng phòng hộ bị tàn phá nghiêm trọng, tại vùng giáp ranh giữa huyện Vân Canh và thị xã An Nhơn.
-
Nhiều cây gỗ rừng tự nhiên trên núi đá ở xã Điền Lư (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) bị kẻ xấu đốn hạ, có những nơi cây rừng chỉ bị chặt gần đứt, không cho đổ, để cây chết dần chết mòn.
-
Hợp tác xã Nông nghiệp Tứ Sơn Life và một cá nhân ở Quảng Nam có hành vi phá rừng đã bị xử phạt với số tiền hơn 300 triệu đồng và buộc trồng lại rừng đã bị phá.
-
Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Quang Hào (SN 1976, có hộ khẩu tại Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội; tạm trú thôn Voong, Tr'hy, Tây Giang).
-
Vụ phá 165 gốc sao đen "chục năm tuổi", nằm gần chốt bảo vệ rừng tại xã Vĩnh Hảo (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) vừa bị khởi tố cách đây không lâu, thì lại phát hiện một vụ phá rừng phòng hộ khác, xảy ra tại xã Vĩnh Kim.
-
ĐTM của dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu yêu cầu ngăn đất chảy tràn khu vực xung quanh; sau khi đổ bê tông, toàn bộ lượng đất đào tập trung vào móng để đầm nén, làm kè gia cố móng không đổ thải ra bên ngoài. Nhưng thực tế lại khác, nhiều điểm thi công để đất thải đổ tràn ảnh hưởng cả rừng đặc dụng.