Luật sư Nguyễn Anh Tuấn. (Ảnh: Lê Chiên)
Dưới góc độ pháp lý, luật sư đánh giá thế nào về những sai phạm này?
- Cho dù Dự án BOT là một dạng kinh doanh của các chủ đầu tư, mặc dù sử dụng vốn trực tiếp của nhà đầu tư nhưng nhà đầu tư được phép thu hồi lại cả vốn lẫn lãi từ nguồn ngân sách hoặc xã hội. Vì vậy, việc quản lý của Nhà nước từ chất lượng, số lượng sản phẩm, giá thành là rất cần thiết và bắt buộc. Kê khống khối lượng, giảm chất lượng là biểu hiện của gian lận. Hậu quả của việc đó không chỉ Nhà nước và nhân dân mất tiền mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác khi khai thác sản phẩm không đủ chất lượng.
Trách nhiệm giám sát, cũng như nội dung giám sát việc đầu tư trên của nhà đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành…được quy định rất rõ tại Nghị định số: 84/2015/NĐ-CP. Trách nhiệm giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư và trách nhiệm của nhà thầu thi công công trình cũng được quy định rõ tại Điều 25, 26 Nghị định số: 46/2015/NĐ-CP. Đối với nhà thầu phải thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình.
Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình cũng được quy định rất cụ thể tại Điều 31, Nghị định Số: 59/2015/NĐ-CP, theo đó, công tác quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: Quản lý chất lượng xây dựng công trình; tiến độ xây dựng thi công xây dựng công trình; khối lượng thi công xây dựng công trình; chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; môi trường xây dựng… Ngoài ra còn rất nhiều văn bản liên quan khác.
Từ thông tin mà bài báo phản ánh, căn cứ vào quy định trên cho thấy từ chủ đầu tư đến nhà thầu thi công đã vi phạm những quy định này, còn cơ quan chức năng thì chưa làm tốt cong tác quản lý.
Thanh tra tỉnh Quảng Ninh đã chỉ ra một số sai phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện gói thầu di chuyển các tuyến đường điện 35kV; 6kV; 0,4kV và gói thầu di chuyển tuyến đường ống nước.
Cơ quan điều tra cần vào cuộc làm rõ trách nhiệm để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện gói thầu do Công ty BOT Biên Cương làm chủ đầu tư. (Ảnh: H.A.T)
Theo luật sư những vi phạm trong dự án trên thì sẽ bị xử lý thế nào?
- Việc xử lý vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư đã được quy định rõ tại Điều 71, Nghị định số: 84/2015/NĐ-CP. Theo đó: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi che giấu vi phạm hoặc hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Theo bài báo phản ánh, dự án này không những làm sai thiết kế, chất lượng không đảm bảo và chậm tiến độ thi công… điều này cho thấy công tác quản lý của các cơ quan trên đã bị buông lỏng. Đặc biệt đây là dự án giao thông thì trách nhiệm trước tiên thuộc về Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh. Sau đó cần xem xét đến trách nhiệm của nhà đầu tư.
Trường hợp công trình bị rút ruột, làm sai thiết kế, chậm tiến độ thi công…, căn cứ vào hợp đồng nhà thầu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do những vi phạm của mình. Thậm chí nếu sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng hành vi vi phạm gây ra.
Để nói cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý, chủ đầu tư, nhà thầu…đến đâu? ai phải chịu trách nhiệm? Xử lý thế nào cần phải có nhiều thông tin khác. Tuy nhiên, với những thông tin về sai phạm của dự án mà bài báo phản ánh, tôi cho rằng những sai phạm đó là nghiêm trọng, bởi vậy cơ quan điều tra cần vào cuộc để làm rõ.
- Xin cảm ơn luật sư!
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc đến bạn đọc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.