Cũng như các dân tộc Tây Nguyên khác, người Raglai quan niệm rằng; trong cõi nhân gian có hai thế giới cùng tồn tại là thế gian của những người đang sống và những người đã mất. Theo tập tục cổ truyền, lễ bỏ mả (còn gọi là lễ bỏ ma) được thể hiện dưới hai hình thức:
Bỏ mả cùng lúc với đám tang và bỏ mả có thời gian chuẩn bị, nhưng bỏ mả cùng lúc với đám tang có nhiều thuận lợi hơn. Lễ bỏ mả cũng tùy thuộc vào kinh tế của từng gia đình. Nhà nào kinh tế khá giả làm lớn, gia đình khó khăn làm nhỏ.
Thông thường lễ được tiến hành trong 3 ngày với các nghi thức khác nhau, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc được truyền lại từ đời này sang đời khác và bảo tồn cho đến ngày nay.
|
Người Raglai chuẩn bị cho buổi lễ bỏ mả. |
Người Raglai cho rằng sau khi chết, linh hồn của người chết sẽ về một thế giới khác với tổ tiên ông bà, sau đó được đầu thai trở lại làm người. Nếu người ở hiền, tốt bụng, khi về tổ tiên ông bà sẽ được đầu thai sớm hơn bằng cách được ông bà cho nhập vào bào thai của người mẹ, được trở lại làm con cháu trong tộc họ.
Trong các ngày tổ chức lễ, ngày thứ hai được xem là lễ chính, thu hút hàng xóm láng giềng, bạn bè gần xa cùng nhau ăn buổi cơm cuối cùng để “dứt dứt” cùng người đã khuất. Chương trình lễ diễn ra rất nhiều nghi thức: Lễ bầu chủ nhang, dặn hồn mả, cúng Kagor, đập heo, gà, rước hồn mả về ăn cơm, làm tầng mả cho người đã chết, cúng cơm sáng, lễ dứt dứt.
Trong lễ bỏ mả, ngoài các nhân vật chính là đối tượng được ưu tiên, còn có các thần, hồn ma ông bà, con cháu, hồn ma ngoài dòng họ được mời về ăn uống với nhiều lễ vật dành riêng cho mình.
Công Tâm
Vui lòng nhập nội dung bình luận.