Thực hư chuyện “trận đồ trấn yểm” ở Tràng An

Thứ hai, ngày 17/03/2014 14:29 PM (GMT+7)
Mới đây, tác giả của khu du lịch Tràng An (Ninh Bình), đã công phố phát hiện trận đồ trấn yểm trên sông Sào Khê, từ thời nhà Đinh, nhà Lê...
Bình luận 0
Tại địa điểm này, ông đã phát hiện cả trăm bộ xương người, cùng xương hổ, voi, gấu, mà theo ông là nạn nhân của các cuộc tế sống nhằm trấn yểm long mạch.

Điều lạ lùng là, một số nhà phong thủy, tâm linh bí ẩn, cũng bị thôi thúc bởi một thế lực bí ẩn để tìm đến trận đồ trấn yểm này, nhằm làm đàn lễ giải oan cho các oan hồn bị tế sống.

Kỳ 1: Những chuyện lạ kỳ bí

Mới đây, chị Nguyễn Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tâm linh (cơ quan trực thuộc UIA), đã mời tôi về Ninh Bình, để tìm đến một địa danh, mà theo chị rất đặc biệt, đó là long mạch của quốc gia!
Tràng An Cổ
Tràng An Cổ
Ở Tràng An có hai địa danh là Tràng An và Tràng An Cổ. Tràng An là khu vực mới được xây dựng, đẹp tráng lệ, thực là thiên đường dưới hạ giới. Khu vực khe núi này được đắp đập, trữ nước, các quả núi được đào thủng, tạo thành những dòng sông ngầm, du khách đi thuyền thưởng ngoạn cả ngày mới hết.

Tràng An Cổ nằm cạnh đó, khá khiêm tốn, vắng khách hơn, nhưng đây mới thực sự là Tràng An.

Người khai sinh ra cả hai khu du lịch nổi tiếng này chính là ông Nguyễn Văn Son, người con đất Tràng An. Ông khảo sát, thiết kế, rồi người em họ, là đại gia Nguyễn Xuân Trường xây dựng khu Tràng An mới, còn ông lui về làm ông chủ khu Tràng An Cổ. Tràng An Cổ đầy bí hiểm, đau thương, nơi ông xác định gắn bó cả đời.
Ông Nguyễn Văn Son giới thiệu về Tràng An Cổ với chị Nguyễn Thị Thu Hương và anh Lê Thái Bình
Ông Nguyễn Văn Son giới thiệu về Tràng An Cổ với chị Nguyễn Thị Thu Hương và anh Lê Thái Bình

Lần về Tràng An cổ này, ngoài chị Nguyễn Thị Thu Hương, còn có anh Lê Thái Bình, chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiền Việt ở Hà Nội. Anh Bình là thầy giáo dạy thiền, hướng dẫn hàng trăm người tập thiền để nâng cao sức khỏe, khám phá những bí ẩn của bộ não.

Anh Bình tâm sự: “Tôi tốt nghiệp đại học, có trình độ hẳn hoi, không phải người u u mê mê tin vào những chuyện dị đoan, nhưng những thứ tôi trải qua, chứng kiến thì không thể nào dùng lý luận khoa học để bác bỏ được”.

Cách đây 2 năm, mỗi khi thiền định, Lê Thái Bình lại cảm nhận thấy hình cái giếng rất sâu, trong giếng có quyển sách, cái kiếm.

Cửa hang Luồn, nơi được nghi vấn có trận đồ trấn yểm
Cửa hang Luồn, nơi được nghi vấn có trận đồ trấn yểm
Mới đây, anh Bình cùng đệ tử về chùa Bái Đính cổ để bái Phật, rồi vòng về khu du lịch Tràng An. Khi xe chạy qua đường hầm xuyên núi, đến khu vực Tràng An Cổ, thấy hình thế núi non rất lạ, nên anh bảo lái xe rẽ vào cái cổng có dòng chữ “Tràng An Cổ” dưới chân núi.

Vừa bước chân qua cổng, thì gặp ông Nguyễn Văn Son, người đàn ông tưởng như khắc khổ, nhưng vẫn toát lên dáng vẻ của một thi sĩ. Biết ông Son là chủ khu du lịch, anh Bình bảo: “Ông ơi, ở đây có cái giếng nào sâu lắm, sâu không có đáy không ông?”. Ông Son gật đầu bảo có cái giếng rất sâu trên núi, gọi là giếng Trời.

Nghe ông Son nói vậy, anh Bình phăm phăm leo lên núi xem chiếc giếng sâu hun hút vào lòng núi. Nhìn thấy giếng, anh Bình khóc rất to. Quay xuống núi, anh Bình bảo ông Son phải làm đàn tế thật to, để giúp các oan hồn nơi đây siêu thoát.
Ông Son chở tác giả đi xem trận đồ trấn yểm
Ông Son chở tác giả đi xem trận đồ trấn yểm
Tuy nhiên, khi gặp Lê Thái Bình, ông Son bảo rằng, lần đầu tiên gặp Bình, ông đã có cảm giác rất lạ, như thể là người sẽ giải đáp cho ông nhiều điều khó hiểu ở Tràng An Cổ, nơi ông đã gắn bó, xây dựng nhiều năm nay.

Vô số điều kỳ lạ tập trung ở cửa hang Luồn, là điểm nhấn của khu du lịch Tràng An Cổ, cũng như toàn bộ vùng đất Tràng An, mà ông chỉ có thể bó tay, không sao giải thích.

Ông đã moi lên hàng đống xương người, ông đã lập cả một nghĩa địa để thờ cúng chu đáo. Nhưng, tại sao lại có nhiều xương đến vậy? Rồi còn hàng đống tiền cổ, hàng tạ cổ vật kỳ lạ. Còn xương hổ, xương voi nữa chứ. Những thứ đó, vì sao tập trung ở một địa điểm dưới dòng Sào Khê?

Những câu hỏi bao năm nay không có lời giải, đã thêm một lần nữa, được chàng trai Lê Thái Bình gợi mở, khiến ông Nguyễn Văn Son càng tin tưởng hơn vào một huyệt mạch kỳ lạ, một trận pháp trấn yểm có thể nói là cực kỳ quan trọng từ cả ngàn năm trước.

Những ngày đầu năm lạnh giá, Tràng An Cổ chìm trong màn sương bàng bạc, buồn tẻ.

Nhìn trên vách núi, tôi thấy con chim kỳ lạ, thân màu đen, có chút sọc đỏ, sọc trắng, cái mỏ to tướng như mỏ bồ nông đậu trên một chạc cây soi bóng xuống dòng Sào Khê.

Tôi hỏi chị lái đò, rằng con chim gì mà lạ lùng thế. Chị lái đò nhìn theo hướng tay tôi chỉ, rồi rú lên ra vẻ kinh ngạc lắm. Hóa ra, đó là chim phượng hoàng đất, loài chim cực kỳ quý hiếm, tưởng như tuyệt chủng ở Việt Nam. Tuy nhiên, thi thoảng loài chim này vẫn xuất hiện ở khu vực Tràng An. Rất hiếm người ghi lại được hình ảnh loài chim này.
 Chim phượng hoàng đất ở Tràng An
Chim phượng hoàng đất ở Tràng An
Đồn rằng, phượng hoàng đất thường xuất hiện vào những dịp trọng đại, và chỉ có những người may mắn lắm mới được chiêm ngưỡng loài chim này. Khi chúng tôi đang bàn tán, thì con phượng hoàng đất nhào ra phía dòng Sào Khê, rồi vỗ cánh phành phạch bay mất hút vào trong núi.

Từ phía vách núi, nơi ngôi đền thờ Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bặc và ba quân tướng sĩ, phát ra tiếng đàn bầu não nuột. Khung cảnh lạnh giá, vắng vẻ, thi thoảng chỉ có tiếng chim kêu, rừng núi âm u, nghe tiếng đàn bầu mà buồn.

Chúng tôi hỏi về ông Nguyễn Văn Son, thì chị lái đò bảo: “Trưa nay, ăn xong, bác Son gọi em đến bảo chiều nay sẽ có khách tâm linh đến. Bác dặn em ngồi đây đợi, rồi có gì chèo đò đưa khách đi. Chắc đúng là đoàn mình rồi”.

  Ông Son gảy đàn bầu đợi khách
Ông Son gảy đàn bầu đợi khách
Chúng tôi leo đến lưng chừng núi, thì tiếng đàn bầu im bặt. Ông Nguyễn Văn Son, dáng cao, gầy, mái tóc vuốt ngược, vầng trán cao, dáng vẻ thi sĩ ra bắt tay. Trà nóng ông đã pha sẵn.

Gặp lại anh Lê Văn Bình, ông Son rất vui. Có thêm tôi và chị Thu Hương, ông Son hào hứng kể nhiều chuyện. Ông dẫn chúng tôi thăm quan một vòng khu Tràng An cổ. Đích thân ông chèo thuyền dọc sông Sào Khê, rồi kể tỉ mỉ, cặn kẽ từng thứ.

Biết bao câu chuyện mà ông xới lên từ những trang sách, từ lời kể dân gian, từ những lớp sâu bùn đất mà ông đào bới, khai quật lên. Tôi có cảm giác, ông Son là nhà văn hóa, nhà sử học, nhà tâm linh, là một thi sĩ, với bộ óc dường như được khai sáng, chứ không phải là một ông nông dân, một ông trưởng thôn, ông chủ nhiệm hợp tác xã đóng gạch, ngói ở vùng đất này.

(Còn tiếp...)

(Theo VTC News)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem