Suy nhược, gày còm vì nghiện game online

Diệu Linh Thứ tư, ngày 07/11/2018 19:32 PM (GMT+7)
Thấy con mải mê chơi game, mẹ cũng không để ý, chỉ đến khi con suy nhược cơ thể, gày còm, đi không vững, người mẹ mới hốt hoảng đưa con đi điều trị tâm lý.
Bình luận 0

Ngày 7.11, tại buổi chia sẻ về mục tiêu Nghiên cứu về nghiện game và trầm cảm ở thanh thiếu niên do một nhóm bác sĩ thuộc Hội thày thuốc trẻ Việt Nam tiến hành, bác sĩ Nguyễn Tất Định (Bệnh viện Quân đội 103) cho biết, ông từng điều trị cho một bệnh nhân 16 tuổi (trú tại Hà Nội) bị nghiên game online nghiêm trọng. Người mẹ đưa con vào viện cho biết, do hoàn cảnh gia đình, con sống với bà, chị đã mua máy tính cho con học tập và giải trí. Bà thấy cháu không chơi bời lêu lổng, tụ tập bạn bè, đi học về là "lặn" trong phòng nên rất yên tâm. 

img

Không ít thanh thiếu niên chơi game quên ăn quên ngủ. Ảnh minh họa

Đến khi con đóng chặt cửa phòng, bỏ ăn, thì người mẹ mới được thông báo. Nhìn thấy con gầy yếu, suy nhược, đi không vững, chị hốt hoảng cấm con không chơi máy tính, buộc con ra ngoài vận động thì con lại cáu giận, mắng chửi, phản kháng lại mẹ. Chị đành cưỡng ép con đi khám bệnh. "Với trường hợp này chúng tôi đã phải cho cháu uống thuốc chống trầm cảm và an thần. Sau đó bằng các biện pháp tâm lý để dần dần đưa cháu ra khỏi "giấc mơ" trong game online. Đây là quá trình đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và phối hợp của gia đình" - bác sĩ Định nói. 

Theo ông Lê Thanh Hà (giảng viên Học viện Quân y), tỷ lệ sử dụng internet tại Việt Nam tăng với tốc độ chóng mặt, gấp 10-100 lần các nước khác trong khu vực châu Á. Theo nguồn Internetworldstats, từ năm 200-1010, tỷ Tỷ lệ tăng trưởng người dùng Internet khu vực châu Á, Việt Nam tăng tới 12035%, trong khi Trung Quốc chỉ tăng 1767%; Ấn Độ tăng 1520%; Malaixia 357%; Singapore 205%; Nhật Bản 111%... 

Độ tuổi sử dụng Internet ở Việt Nam (năm 2015) cũng trẻ nhất (21 tuổi), đặc biệt tỷ lệ người sử dụng dưới 19 tuổi cũng rất cao, lên đến 50%. Có đến 87% người Việt vào Internet nghe nhạc và tới 62% để chơi game online.

Ông Hà cũng cho biết, theo nghiên cứu nhỏ của Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1, có đến 11,6% thanh niên Việt Nam tuổi từ 15-19 bị trầm cảm, còn  17,9% thanh niên từ 20-24 tuổi bị trầm cảm. Có nhiều liên quan đến trầm cảm và việc nghiện chất, nghiện game. 

Theo ông Hà, không chỉ chơi game quá nhiều hoặc nghiện game mà sử dụng internet nói chung cũng dẫn đến nghiện. Người nghiện thường có biểu hiện tự cô lập mình với gia đình, bạn bè hoặc mọi hình thức tiếp xúc với xã hội và dồn sự tập trung nhiều nhất vào chơi game, sử dụng mạng. Điều này khiến người chơi không thể có được sự phát triển bình thường về mặt xã hội.

"Thực tế cho thấy nhiều người chơi đã 21 tuổi nhưng cảm xúc và trí tuệ chỉ như đứa trẻ 12 tuổi. Những người nhiều tuổi hơn thì có thể có các hành động rất liều lĩnh. Họ coi thường mạng sống của mình và những người khác, coi thường các chuẩn mực đạo đức xã hội và các quy định của pháp luật. Một tỷ lệ lớn trẻ nghiện game online kéo dài sức khỏe suy giảm nghiêm trọng, thậm chí hình thành ý tưởng và hành vi tự sát, cuồng bạo. Do đó, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm người này cũng như giải thích các động cơ của nhiều tội phạm nghiêm trọng, một số khác có thể chết vì kiệt sức do chơi  liên tục trong nhiều giờ" - ông Hà chia sẻ. 

Hiện Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về nghiện game online, do đó, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ dựa trên các khảo sát, nghiên cứu lâm sàng của cả bệnh nhân nghiện game, nghiện internet và người thường, để tìm ra được cách chẩn đoán và điều trị tốt nhất cho người nghiện internet nói chung và game nói riêng. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem