Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mỗi điểm đến du lịch là một câu chuyện về lịch sử, về những bí ẩn luôn hút khách du lịch, đặc biệt với những nước có bề dày lịch như Trung Quốc, Ai Cập...và một trong những câu chuyện bí ẩn đó là về ngọn đèn Trường Minh Đăng - "Ngàn năm không tắt".
Tương truyền rằng, Trường Minh Đăng là những ngọn đèn không bao giờ tắt dù trải qua hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn năm. Chính nhờ ánh sáng của những ngọn đèn ấy mà nhiều ngôi mộ cổ của bậc vua chúa, quý tộc vẫn nguy nga, tráng lệ tựa như hoàng cung rực rỡ.
Trường Minh Đăng là một loại đèn mà dân chúng thời xưa thường thắp vào đêm 30 hoặc trong những dịp thờ cúng. Tương truyền rằng, ngọn đèn này có tên gọi là "Trường Minh" vì sở hữu ánh sáng không dễ bị dập tắt. Loại đèn này từng mà được sử dụng trong các ngôi mộ cổ của bậc đế vương và giới quý tộc ở cả phương Đông lẫn phương Tây.
Tại các lăng mộ của Hoàng đế Trung Hoa, Trường Minh Đăng được phát hiện tương đối nhiều. Điều này xuất phát từ quan niệm của cổ nhân về việc nơi an nghỉ của Hoàng đế ở thế giới bên kia cũng phải huy hoàng và sáng lạn như chốn hoàng cung.
Trong một số lăng mộ thuộc các nền văn minh Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại, loại đèn này cũng được sử dụng từ hàng ngàn năm về trước với niềm tin rằng ánh sáng của đèn Trường Minh có thể xua đuổi bóng tối và soi đường cho người quá cố.
Vào giai đoạn trước, những phát hiện về các ngọn đèn "ngàn năm không tắt" trong mộ cổ từng làm chấn động giới khảo cổ thế giới.
Càng thần kỳ hơn là ở chỗ, ngọn đèn dù gặp gió, gặp nước vẫn "bình an vô sợ", cách duy nhất để tắt đèn là đổ hết chất lỏng ở bên trong ra ngoài. Vào năm 1610, ngôi mộ của một nhà giả kim tên là Carlos Cruz lần đầu được khai quật sau 120 năm. Khi mở cửa vào lăng mộ, những người chứng kiến không khỏi kinh ngạc khi phát hiện ra một ngọn đèn vẫn đang cháy dù đã được chôn vùi hơn 1 thế kỷ.
Sự thực về nguồn sáng bên trong những ngôi mộ cổ
Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu lúc bấy giờ, cây đèn này thường được làm từ đồng thau hoặc sắt, chế tạo thành hai tầng. Tuy nhiên, từ kết cấu cho tới chất liệu hay tâm đèn của Trường Minh Đăng đều không có gì đặc biệt.
Vì vậy, giới chuyên gia kết luận rằng "chìa khóa" giúp những cây đèn ấy vẫn cháy dù đã trải qua cả trăm ngàn năm chính là nằm ở chất đốt. Mặc dù chất đốt của Trường Minh Đăng được xác định là mỡ động vật. Nhưng người thời bấy giờ chưa xác định được đó là mỡ của loài vật nào.
Đã từng có giai đoạn hậu thế nghi ngờ rằng chất đốt của Trường Minh Đăng được làm từ cơ thể một sinh vật tưởng như chỉ có trong truyền thuyết – "Mỹ Nhân Ngư". Theo đó, "Mỹ Nhân Ngư" là loài vật đầu người, mình cá, nước mắt sẽ hóa thành trân châu. Nhiều cổ tịch cũng ghi lại rằng, người xưa thường xuyên săn bắt loại sinh vật này để phơi khô, lấy dầu cao chế thành nến.
Nến "mỹ nhân ngư" có mức giá vô cùng đắt đỏ, nhưng lại có thể cháy đến ngàn năm không tắt. Quý tộc và vua chúa thời bấy giờ thường lấy đó làm Trường Minh Đăng để thắp trong lăng mộ của mình. Thế nhưng, truyền thuyết vẫn mãi chỉ là truyền thuyết. Bởi sự thật là mỹ nhân ngư có tồn tại hay không thì đến nay vẫn chưa ai dám khẳng định, mà cách chế ra chất đốt của Trường Minh Đăng từ sớm cũng đã bị thất truyền.
Để có thể lý giải nguyên lý hoạt động của Trường Minh Đăng, một nhà Vật lý học người Mỹ là Simon Efik đã từng dành tới 31 năm cuộc đời cho việc nghiên cứu loại đèn này.
Ông đã thành công trong việc sử dụng lưu huỳnh cùng một số nhiên liệu khác để sáng tạo ra cây đèn Trường Minh. Nhưng ngọn đèn của ông cũng chỉ có thể cháy được 50 tiếng đồng hồ.
Trải qua năm tháng cùng sự phát triển của khoa học và văn minh nhân loại, bí mật về những cây đèn ngàn năm không tắt trong mộ cổ đế vương đến nay cuối cùng cũng có lời giải đáp.
Sự thực là những cây đèn Trường Minh mặc dù có khả năng cháy lâu, nhưng cũng không thể cháy tới hàng ngàn năm như chúng ta vẫn thường tưởng tượng.
Đặc thù của Trường Minh Đăng cũng như các loại đèn dầu khác là đều cần không khí để duy trì sự cháy. Hơn nữa, bấc của loại đèn này được cho là có photpho trắng và dễ dàng tự bốc cháy khi gặp oxy.
Vì vậy, ngọn đèn này thường được thắp trước khi những ngôi mộ cổ bị phong tỏa kín và sẽ tự tắt khi không khí trong mộ đã cạn. Tới hàng thế kỷ sau, vào thời điểm ngôi mộ được mở ra, không khí tràn vào khiến Trường Minh Đăng tự khắc cháy lại.
Vì vậy, có thể nói Trường Minh Đăng kỳ thực không phải là những cây đèn cháy liên tục qua hàng thế kỷ. Thực chất, nó chỉ phát sáng vào thời khắc những ngôi mộ cổ được mở ra lần nữa mà thôi!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.