3 hậu quả thảm khốc nhất khi Trump xé bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran

Phương Đăng Thứ năm, ngày 10/05/2018 14:30 PM (GMT+7)
Tổng thống Donald Trump ngày 8.5 vừa công bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran. Quyết định này đã gây ra cơn địa chấn khắp thế giới và có nguy cơ gây ra những hậu quả thảm khốc.
Bình luận 0

Dưới đây là 3 hậu quả thảm khốc tiềm năng nhất từ quyết định xé bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran:

1. Iran tự do phát triển bom hạt nhân 

img

Kể từ khi thỏa thuận hạt nhân với Iran có hiệu lực vào tháng 10.2015, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế của Liên Hợp Quốc đã duy trì sự giám sát chặt chẽ về mức độ Iran duy trì cam kết đình chỉ chương trình vũ khí hạt nhân của nước này. 

Các nhà máy làm giàu uranium của nước này bị theo dõi liên tục. Các mẫu bụi được thu thập để phân tích, kiểm tra các dấu vết về hoạt động hạt nhân của Iran... Yếu tố giám sát này là điều chủ chốt của thỏa thuận, vì nó đảm bảo Iran không có cách nào để phát triển vũ khí hạt nhân.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã công nhận quá trình kiểm tra, xác minh này là "thiết thực". IAEA đang cung cấp một mức độ minh bạch chưa từng có vào khả năng hạt nhân của Iran và nếu biện pháp này bị loại bỏ, Iran sẽ có khả năng tự do mở rộng chương trình vũ khí hạt nhân của mình trong khi Mỹ không có cách nào theo dõi, giám sát họ. Theo những kinh nghiệm quá khứ, điều này có thể là khởi đầu cho 1 cuộc xâm lược. 

Khả năng phát triển mootj quả bom nguyên tử của Iran cũng sẽ khuyến khích các quốc gia Trung Đông khác theo đuổi chương trình hạt nhân của riêng họ, tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang vô cùng nguy hiểm. 

2. Các đồng minh của Mỹ phản ứng 

Thỏa thuận hạt nhân với Iran được xem là một thỏa thuận quốc tế, được cộng đồng quốc tế ủng hộ. Trong những tuần gần đây, các đại diện từ Anh, Pháp và Đức đều đã đến Washington trong nỗ lực thuyết phục chính quyền Trump duy trì thỏa thuận với Iran hoặc xem xét việc sửa đổi thay vì hoàn toàn rút khỏi nó. 

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson thậm chí còn cố gắng thay đổi tâm trí của nhà lãnh đạo Mỹ bằng cách nói rằng, ông chủ Nhà Trắng xứng đáng giành giải Nobel Hòa Bình nếu có thể sửa đổi thỏa thuận hạt nhân với Iran hoặc đàm phán một thỏa thuận tương tự với Triều Tiên. 

Tuy nhiên bất chấp những nỗ lực thuyết phục đó, Tổng thống Mỹ vẫn quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran. Các đồng minh ở châu Âu của Mỹ đã lập tức lên tiếng cam kết duy trì thỏa thuận như những gì họ từng tuyên bố trước đó. Theo đó, việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran có thể sẽ dẫn đến những căng thẳng giữa Mỹ và các quốc gia đồng minh của nước này. 

Nó cũng có thể dẫn đến sự rạn nứt với Nga và Trung Quốc - 2 nước kêu gọi Mỹ duy trì thỏa thuận và đã cảnh báo những bất ổn an ninh địa chính trị có thể xảy ra nếu thỏa thuận bị hủy bỏ. Tương tự như trường hợp Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định Paris mùa hè năm ngoái, việc xé bỏ thỏa thuận với Iran sẽ đánh mạnh vào danh tiếng của nước Mỹ trên cương vị "lãnh đạo thế giới".   

3. Cản trở thỏa thuận hạt nhân với Triều Tiên

Việc Tổng thống Mỹ quyết định rút khỏi một thỏa thuận mà tất cả các điều khoản đều đang được Iran nghiêm túc tuân thủ phản ánh dấu hiệu tiêu cực về chính sách ngoại giao của Mỹ, đặc biệt khi người đứng đầu Nhà Trắng sắp có cuộc gặp lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng tới. Theo đó,  Triều Tiên nghi ngờ vào một thỏa thuận tương tự với Mỹ.

"Triều Tiên có thể tuyên bố Mỹ Mỹ hủy bỏ các thỏa thuận mà không có lý do và nhiều không chịu chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này", theo báo Rolling Stone.

Hôm 6.5, Triều Tiên đã thẳng thừng tuyên bố ý định phi hạt nhân hóa của nước này không phải là kết quả từ áp lực trừng phạt của Mỹ, đồng thời cảnh báo Washington không nên khiến "dư luận hiểu lầm".

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cũng dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên khuyến cáo Washington không nên "cố ý khiêu khích" Bình Nhưỡng khi tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang hướng tới hòa bình, hòa giải nhờ hội nghị thượng đỉnh Triều - Hàn và Tuyên bố Panmunjom. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem