Phi công John Chesire.
Hôm 3.2 vừa rồi, máy bay chiến đấu Su-25 của Nga đã bị bắn rơi tại tỉnh Idlib, Syria. Phi công chiến đấu người Nga nhảy dù ra ngoài nhưng bị phiến quân dưới đất sát hại. Thông thường, chuyện sẽ gì xảy ra khi một phi công chiến đấu cơ bị bắn hạ nhảy dù?
John Chesire, một phi công Mỹ có 40 năm kinh nghiệm bay, đã trả lời câu hỏi này trên Quora. Ông cho biết từng bị bắn 1,2 lần khi tham chiến, tuy nhiên may mắn chưa bị bắn rơi lần nào. Bạn bè của ông bị bắn rơi nhiều và họ kể lại cho John những trải nghiệm không thể nào quên khi đối mặt với tử thần.
John nói: “Khi bạn bị bắn, đồng nghĩa bạn đang bay với tốc độ rất cao, trái ngược với tưởng tượng mọi chuyện xảy ra chậm như khi diễn tập. Lúc này, phi công sẽ ấn nút bung dù để thoát khỏi máy bay và vận tốc rất lớn sẽ dễ phi công bị thương”.
Chiếc Su-25 bị bắn cháy ở Idlib, Syria.
Tay và chân của phi công dễ bị gãy vì va chạm với máy bay. Vai của họ cũng lệch vì áp suất chênh lệch quá lớn. Khi dù bung ra, phi công sẽ bị sốc them một lần nữa vì bị kéo giật đột ngột giữa không trung.
John từng nói chuyện với một phi công phải bung dù ở tốc độ gần 800 km/giờ và bị 2 vết rách lớn trên mặt khi mặt nạ dưỡng khí chệch khỏi mặt. Hai cánh tay của người này cũng bị va đập mạnh và đau đớn trong nhiều tuần,
John cho biết các phi công phải có sức mạnh thể chất siêu hạng khi điều khiển máy bay chiến đấu vì tốc độ cao, thường xuyên phải ngoặt đột ngột khiến áp suất ép lên ngực rất lớn. Ngoài ra, các tín hiệu vô tuyến và radio rất ồn ào cũng khiến mọi giác quan đạt tới ngưỡng chịu đựng cực điểm.
Một người bạn khác của John kể lại trải nghiệm sống còn khi người này vừa bung dù khỏi máy bay thì nghe thấy tiếng đạn xé bên tai. Theo quy định, lực lượng dưới đất không được phép bắn súng giết hại phi công khi họ đang nhảy dù. Khi ông xuống đất, đối phương ập vào, bắt giải ông vào tù và ông bị giam trong nhiều năm trước khi được thả tự do.
Một phi công nhảy dù khỏi máy bay.
Một trong những điều quan trọng nhất cần nhớ với phi công khi tiếp đất, chính là phải ấn một trong hai chiếc nút vô tuyến trên chiếc áo sinh tồn trên người. Tín hiệu này báo cho “quân mình” biết rằng phi công vẫn sống. Điều này giúp lực lượng hậu cần có thể cứu giúp phi công nếu cần.
Trong tình huống xấu nhất là nhảy dù xuống lãnh địa của đối phương, phi công sẽ phải tìm cách lẩn trốn càng nhanh càng tốt. Họ thường mang theo súng lục và so với lực lượng dưới đất, đây chẳng khác gì lấy trứng chọi đá.
Phi công người Nga hét lớn rồi rút chốt lựu đạn khiến khói mù mịt một góc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.