Khai thác vàng ở Johannesburg ngày nay chủ yếu là hoạt động tự phát.
Theo Guardian, khai thác vàng bùng nổ ở Johannesburg, Nam Phi từ thế kỷ 19 và cho đến nay chưa có dấu hiệu chấm dứt, kéo theo đó là những vụ tai nạn chết người xảy ra thường xuyên.
Trong lúc chuẩn bị xuống một hầm mỏ bỏ hoang ở Roodepoort, ngoại ô Johanesburg, người thợ đào vàng lậu tên Fix nói: “Đây là công việc nguy hiểm. Nhưng dưới đó có rất nhiều tiền”.
Johannesburg được coi là trung tâm tài chính của Nam Phi với số dân khoảng 5 triệu người, nằm bên trên một trong những nơi có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới.
6 tháng không thấy ánh Mặt trời
Một bãi đào vàng ở ngoại ô Johannesburg.
Fix được băng đảng tội phạm thuê tới Nam Phi làm nghề đào vàng năm 2013. Người đàn ông trẻ tuổi đã đi khắp mê cung hầm mỏ gần 140km dưới lòng thành phố trong 6 năm qua.
"Có những lúc tôi có thể chui xuống từ bờ phía tây của thành phố và một tuần sau ngoi lên ở bờ bên kia", Fix nói về quy mô khai thác.
Tại nhiều hầm mỏ ở Johannesburg, các phu vàng có thể ở dưới lòng đất suốt 6 tháng. Dưới lòng đất hình thành các ngôi làng tạm với đầy đủ thức ăn, bia rượu, TV và thậm chí có cả hoạt động mại dâm.
Hoạt động đào vàng trái phép diễn ra phổ biến ở Johannesburg vì sự sụp đổ của ngành công nghiệp khai thác chính thống. Những năm 1970, Nam Phi là một trong những quốc gia sản xuất vàng hàng đầu thế giới, với hơn 75% tổng trữ lượng toàn cầu, đóng góp hơn 21% GDP.
Giá vàng giảm sâu, hao hụt trữ lượng cũng như giá nhân công và điện tăng mạnh trong thập kỉ trước dẫn tới việc đóng cửa hàng loạt các mỏ vàng. Hoạt động khai thác vàng phi pháp từ đó trỗi dậy, do các băng nhóm tội phạm quản lý.
Bãi thải của một mỏ vàng cũ ở Johannesburg.
Với tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng tại Johannesburg và tỉ lệ thất nghiệp toàn quốc ở mức 29%, nhiều người nhập cư, bị buộc tìm đến những khu định cư trái phép ngoài rìa, trở thành phu vàng.
Tại Durban Deep, một mỏ vàng cũ ở bờ tây thành phố, hàng trăm dân nhập cư, chủ yếu từ Zimbabwe đang sống trong những nhà tạm dột nát thuộc về công nhân mỏ da trắng trước đây.
“Khoảng 85% người dân ở đây đang kiếm sống nhờ đào vàng”, Fani cho biết. Người đàn ông trung niên ở Durban Deep đang bán vàng khai thác cho các tiệm cầm đồ và trang sức khắp thành phố. Các tiệm này sẽ biến vàng khai thác trái phép thành mặt hàng xuất khẩu chính ngạch.
Rủi ro bệnh tật
David van Wyk, nhà nghiên cứu về khai thác quặng tại Tổ chức Bench Mark ở Johannesburg, nói cứ một phu vàng thì có khoảng 8 đến 10 người sống phụ thuộc vào họ. “Có tới 400.000 người đang sống nhờ vào hoạt động khai thác bất hợp pháp”, David nói.
Nhiều phu vàng, các nhà hoạt động và nghiên cứu đều khẳng định rằng cảnh sát địa phương tham gia kiếm lời từ nền kinh tế ngầm này bằng cách nhận tiền hối lộ và bôi trơn từ người mua vàng và các băng nhóm tội phạm, hoặc tịch thu vàng từ những người đào vàng và bán lại. “Cảnh sát chỉ thích tiền”, Fani nói.
Một nhóm thợ khai thác làm việc tại khu mỏ trái phép.
Ngay ngoài rìa thành phố, thị trấn Carlethonville và nhiều làng mỏ quanh đó nay đã bị lãng quên, dù mới đây từng là vùng khai thác chính của tỉnh Gauteng.
Nhiều ngôi nhà bị rao bán và đường sá quanh thị trấn đầy những hố sụt, kết quả của những dư chấn do hoạt động khai thác mỏ ở một số ít mỏ địa phương vẫn hoạt động.
Cùng với những bãi khai thác không thể cải tạo khắp Carletonville, nơi chỉ cần một cơn gió thổi qua cũng gây ra một đám mây bụi độc hại, khu vực này là minh chứng rõ nhất cho tiếng nghẹn hấp hối của một ngành công nghiệp khai khoáng sản hàng đầu.
Rethabile Mokwena, người từng làm cho công ty khai thác vàng, nói hoạt động tinh chế vàng hết sức độc hại, khiến cả anh và nhiều người khác mắc bệnh phổi.
Hoạt động khai thác vàng gây sụt lún nhiều nơi ở Johannesburg.
Kgothatso Nhlengethwa, nhà địa chất và chuyên nghiên cứu về khai thác vàng ở Johannesburg, nói bệnh phổi mãn tính đã cướp đi sinh mạng hàng nghìn công nhân mỏ từ những năm 1960.
“Các công ty khai thác quy mô lớn có cách để giảm thiểu rủi ro sức khỏe bằng cách cung cấp đồ bảo hộ. Còn khai thác vàng trái phép thì không”, Nhlengethwa nói.
Mokwena thì nói lên thực trạng rằng cảnh sát làm ngơ cho hoạt động khai thác vàng trái phép, thỉnh thoảng chỉ bất ngờ kiểm tra, tịch thu số vàng mà các công nhân kiếm được.
Đối mặt với muôn vàn rủi ro và bệnh tật, nhưng nhiều người không thể từ bỏ nghề đào vàng. “Chẳng có công việc nào khác”, Thabo Dikgang, một thợ đào vàng đang nuôi vợ và 5 đứa trẻ cho biết. “Nếu có ai chết trong những cái lán đó, có người sẽ thế chỗ anh ta ngay ngày mai”.
Một hòn đảo hẻo lánh là niềm cảm ứng cho cuốn tiểu thuyết Công viên Kỷ Jura và Hòn đảo Kho báu có thể là nơi chôn...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.